Ngoài vũ trụ, mặt trời mọc và lặn sau mỗi 90 phút. Vì vậy, một ngày có tới 16 lần bình minh. Để đối phó với điều này, các phi hành gia phải thiết lập thời gian biểu 24 giờ theo giờ trái đất để đảm bảo tiến độ công việc và sinh hoạt. Vì không có trọng lực nên cột sống có thể phát triển hơn, khiến con người có thể cao thêm từ 5 đến 8 cm khi sống ngoài vũ trụ. Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy các phi hành gia ngáy khi ngủ trên trái đất có giấc ngủ lặng lẽ hơn trong không gian. Đây cũng là tác động của môi trường phi trọng lực lên cơ thể con người. Trong không gian, muối và hạt tiêu chỉ có thể sử dụng ở dạng lỏng vì nếu rắc hạt, chúng sẽ… trôi ra xa và có thể gây nên những rắc rối không hề nhỏ. Phi hành gia Nga Valeri Polyakov hoàn thành một chuyến thám hiểm vũ trụ kéo dài 438 ngày trên tàu trạm không gian Mir vào năm 1995 và là chuyến đi dài nhất trong lịch sử ngành khoa học vũ trụ. Trong số các tai nạn chết người của ngành khoa học vũ trụ, chỉ có 3 ca tử vong xảy ra ngoài không gian, còn lại đều xảy ra trong tầng khí quyển của Trái Đất. Dù được huấn luyện vô cùng kỹ càng cả về thể chất và kỹ thuật nhưng hầu hết cách phi hành gia đều mắc Hội chứng thích ứng không gian – cảm giác đột nhiên thấy mình lộn ngược và khó cảm nhận vị trí tay chân. Khi quay trở về Trái đất, nhiều phi hành gia quên mất rằng nếu họ thả tay ra thì đồ vật trên tay họ sẽ rơi xuống đất do đã quen sống trong môi trường phi trọng lực. Bức xạ vũ trụ rất có hại cho mắt người, thậm chí còn khiến bạn nhìn thấy những chùm ánh sáng nhấp nháy không có thực. Tàu vũ trụ không phải là những máy bay hạng sang dù phải tốn rất nhiều tiền để chế tạo. Vì vậy, các phi hành gia thường xuyên phải… tắm khô bằng khăn ẩm hoặc miếng bọt biển để tiết kiệm nước.
Ngoài vũ trụ, mặt trời mọc và lặn sau mỗi 90 phút. Vì vậy, một ngày có tới 16 lần bình minh. Để đối phó với điều này, các phi hành gia phải thiết lập thời gian biểu 24 giờ theo giờ trái đất để đảm bảo tiến độ công việc và sinh hoạt.
Vì không có trọng lực nên cột sống có thể phát triển hơn, khiến con người có thể cao thêm từ 5 đến 8 cm khi sống ngoài vũ trụ.
Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy các phi hành gia ngáy khi ngủ trên trái đất có giấc ngủ lặng lẽ hơn trong không gian. Đây cũng là tác động của môi trường phi trọng lực lên cơ thể con người.
Trong không gian, muối và hạt tiêu chỉ có thể sử dụng ở dạng lỏng vì nếu rắc hạt, chúng sẽ… trôi ra xa và có thể gây nên những rắc rối không hề nhỏ.
Phi hành gia Nga Valeri Polyakov hoàn thành một chuyến thám hiểm vũ trụ kéo dài 438 ngày trên tàu trạm không gian Mir vào năm 1995 và là chuyến đi dài nhất trong lịch sử ngành khoa học vũ trụ.
Trong số các tai nạn chết người của ngành khoa học vũ trụ, chỉ có 3 ca tử vong xảy ra ngoài không gian, còn lại đều xảy ra trong tầng khí quyển của Trái Đất.
Dù được huấn luyện vô cùng kỹ càng cả về thể chất và kỹ thuật nhưng hầu hết cách phi hành gia đều mắc Hội chứng thích ứng không gian – cảm giác đột nhiên thấy mình lộn ngược và khó cảm nhận vị trí tay chân.
Khi quay trở về Trái đất, nhiều phi hành gia quên mất rằng nếu họ thả tay ra thì đồ vật trên tay họ sẽ rơi xuống đất do đã quen sống trong môi trường phi trọng lực.
Bức xạ vũ trụ rất có hại cho mắt người, thậm chí còn khiến bạn nhìn thấy những chùm ánh sáng nhấp nháy không có thực.
Tàu vũ trụ không phải là những máy bay hạng sang dù phải tốn rất nhiều tiền để chế tạo. Vì vậy, các phi hành gia thường xuyên phải… tắm khô bằng khăn ẩm hoặc miếng bọt biển để tiết kiệm nước.