Sau thành công của cuốn sách "Remembering Elephants" (Tạm dịch: Nhớ về Voi) vào năm 2016 nhằm mục đích bảo vệ loài động vật uy nghiêm này, hơn 50 nhiếp ảnh gia động vật hoang dã hàng đầu thế giới đã cùng nhau tạo ra cuốn sách ảnh từ thiện "Remembering Rhinos" (Tạm dịch: Nhớ về Tê giác). Chiến dịch từ thiện này đã thành công vang dội khi quyên góp được số tiền ngoài mong đợi với 1,5 tỷ đồng chỉ trong hai ngày.Ở một số quốc gia Đông Nam Á, sừng tê giác được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công. Để tránh bị săn bắt, một số loài tê giác đã được lực lượng vũ trang bảo vệ suốt ngày đêm.Sừng tê giác thường được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, nó được xem là biểu tượng của sự giàu có.Theo ước tính, 1kg sừng tê giác trị giá đến 650 triệu đồng. Vì thế, tê giác ngày càng bị săn bắt trái phép. Trong ảnh là khoảnh khắc tuyệt đẹp của một con tê giác trắng vào ban đêm ở Nam Phi dưới góc máy của nhiếp ảnh gia Steve Winter. Người ta cho rằng tê giác trắng đã tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 19.Sẽ chẳng còn gì đau đớn hơn nếu bạn bị cắt mất đi một phần thân thể dù vẫn còn sống. Và con tê giác vô tội này lại phải chịu đựng nỗi đau ấy.Ban đầu, nhóm thực hiện "Remembering Rhinos" hy vọng sẽ thu được 500 triệu đồng tiền quyên góp, nhưng sau đó số tiền đó đã tăng gấp ba lần chỉ trong hai ngày.Được biết, trên thế giới có 5 loài tê giác khác nhau,trong đó 2 loài sống tại châu Phi và ba loài tại châu Á.Số tiền thu được từ cuốn sách ảnh này sẽ được dùng để bảo vệ những sinh vật này.Sự ra đời của cuốn sách ảnh về loài voi năm ngoái của nhiếp ảnh gia Margot Raggett đã khơi dậy nguồn cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã.
Sau thành công của cuốn sách "Remembering Elephants" (Tạm dịch: Nhớ về Voi) vào năm 2016 nhằm mục đích bảo vệ loài động vật uy nghiêm này, hơn 50 nhiếp ảnh gia động vật hoang dã hàng đầu thế giới đã cùng nhau tạo ra cuốn sách ảnh từ thiện "Remembering Rhinos" (Tạm dịch: Nhớ về Tê giác). Chiến dịch từ thiện này đã thành công vang dội khi quyên góp được số tiền ngoài mong đợi với 1,5 tỷ đồng chỉ trong hai ngày.
Ở một số quốc gia Đông Nam Á, sừng tê giác được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công.
Để tránh bị săn bắt, một số loài tê giác đã được lực lượng vũ trang bảo vệ suốt ngày đêm.
Sừng tê giác thường được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, nó được xem là biểu tượng của sự giàu có.
Theo ước tính, 1kg sừng tê giác trị giá đến 650 triệu đồng. Vì thế, tê giác ngày càng bị săn bắt trái phép. Trong ảnh là khoảnh khắc tuyệt đẹp của một con tê giác trắng vào ban đêm ở Nam Phi dưới góc máy của nhiếp ảnh gia Steve Winter. Người ta cho rằng tê giác trắng đã tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 19.
Sẽ chẳng còn gì đau đớn hơn nếu bạn bị cắt mất đi một phần thân thể dù vẫn còn sống. Và con tê giác vô tội này lại phải chịu đựng nỗi đau ấy.
Ban đầu, nhóm thực hiện "Remembering Rhinos" hy vọng sẽ thu được 500 triệu đồng tiền quyên góp, nhưng sau đó số tiền đó đã tăng gấp ba lần chỉ trong hai ngày.
Được biết, trên thế giới có 5 loài tê giác khác nhau,trong đó 2 loài sống tại châu Phi và ba loài tại châu Á.
Số tiền thu được từ cuốn sách ảnh này sẽ được dùng để bảo vệ những sinh vật này.
Sự ra đời của cuốn sách ảnh về loài voi năm ngoái của nhiếp ảnh gia Margot Raggett đã khơi dậy nguồn cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã.