Dân số của loài rùa khổng lồ Galápagos trên đảo Española từng rơi về mốc con số 15, nhưng nhờ chương trình bảo tồn thành công, nay dân số loài rùa quý hiếm đã lên đến 1000 cá thể. Rùa Galápagos là loài rùa còn sống lớn nhất và là 1 trong 10 loài bò sát sống nặng nhất, đạt trọng lượng hơn 400 kg và chiều dài hơn 1,8 m. Chồn chân đen được liệt kê là động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao từ năm 1967, chỉ còn 18 cá thể còn tồn tại trong tự nhiên. Chương trình bảo tồn đã nâng dân số của loài chồn chân đen lên 1.200 cá thể ngày nay. Cuối những năm 1800, dân số bò rừng bizon Bắc Mỹ giảm từ con số hàng triệu xuống chỉ còn 100 cá thể. Đến năm 1910, dân số của chúng mới lại phục hồi lên đến 2.100 cá thể. Đến năm 2000, dân số bò rừng bizon tăng 25.000 cá thể. Cá voi xám từng bị đe dọa tuyệt chủng bởi nạn đánh bắt cá voi thương mại, va chạm với tàu thuyền và suy thoái môi trường sống vào năm 1970. Đến năm 1993 và 1994, sau rất nhiều nỗ lực bảo tồn thì dân số loài này mới phục hồi trở lại. Sư tử biển Steller từng rơi vào giai đoạn giảm dân số nghiêm trọng. Theo thống kê, loài này giảm đến 75% dân số trong 14 năm và sau đó được bảo tồn, tăng trở lại 40 % sau 9 năm. Dân số chim Cắt lớn đã bị tổn hại nghiêm trọng do tác động của thuốc trừ sâu DDT sau Thế chiến II, xâm nhập vào cơ thể chim qua các con mồi đã bị ô nhiễm. Một lệnh cấm sử dụng DDT có hiệu lực vào năm 1972 đã cứu những con chim Cắt. Loài chim bắt đầu hồi phục, loại bỏ khỏi danh sách các loài nguy cấp vào năm 1999, gần 30 năm sau khi bị xếp loại nguy cơ tuyệt chủng. Sói xám cũng được xếp hạng nguy cơ tuyệt chủng do sụt giảm dân số. Tuy nhiên, một số tiểu quần thể đang hồi phục, giúp chúng không còn bị coi là nguy cơ tuyệt chủng. Cá sấu Mỹ đầu tiên được liệt kê có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt và suy thoái môi trường sống. Cuối những năm 1980, loài động vật đã được công bố phục hồi. Chim đại bàng hói, loài chim mang tính biểu tượng tại Mỹ từng có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có các chương trình bảo tồn hỗ trợ kịp thời. Chuột túi đỏ, một trong những loài thú có túi lớn nhất thế giới, chỉ thoát khỏi nạn tuyệt chủng sau 10 năm bị đưa vào danh sách các loài nguy cấp. Bồ nông nâu rơi vào nguy hiểm bắt đầu từ sự cố tràn dầu Deepwater Horizon dọc theo bờ biển vùng Vịnh. Nhưng trước đó, loài chim này cũng phải đối mặt với vô số khó khăn. Sóc bay phương Bắc Virginia từng rơi vào nguy cơ chết do ngành công nghiệp gỗ. Khi cây bị chặt, những con sóc bị mất nhà và chỗ kiếm ăn. Sau hai thập kỷ, số lượng cây phát triển tăng, môi trường sống mới đưa dân số loài sóc bay quay trở lại.
Dân số của loài rùa khổng lồ Galápagos trên đảo Española từng rơi về mốc con số 15, nhưng nhờ chương trình bảo tồn thành công, nay dân số loài rùa quý hiếm đã lên đến 1000 cá thể. Rùa Galápagos là loài rùa còn sống lớn nhất và là 1 trong 10 loài bò sát sống nặng nhất, đạt trọng lượng hơn 400 kg và chiều dài hơn 1,8 m.
Chồn chân đen được liệt kê là động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao từ năm 1967, chỉ còn 18 cá thể còn tồn tại trong tự nhiên. Chương trình bảo tồn đã nâng dân số của loài chồn chân đen lên 1.200 cá thể ngày nay.
Cuối những năm 1800, dân số bò rừng bizon Bắc Mỹ giảm từ con số hàng triệu xuống chỉ còn 100 cá thể. Đến năm 1910, dân số của chúng mới lại phục hồi lên đến 2.100 cá thể. Đến năm 2000, dân số bò rừng bizon tăng 25.000 cá thể.
Cá voi xám từng bị đe dọa tuyệt chủng bởi nạn đánh bắt cá voi thương mại, va chạm với tàu thuyền và suy thoái môi trường sống vào năm 1970. Đến năm 1993 và 1994, sau rất nhiều nỗ lực bảo tồn thì dân số loài này mới phục hồi trở lại.
Sư tử biển Steller từng rơi vào giai đoạn giảm dân số nghiêm trọng. Theo thống kê, loài này giảm đến 75% dân số trong 14 năm và sau đó được bảo tồn, tăng trở lại 40 % sau 9 năm.
Dân số chim Cắt lớn đã bị tổn hại nghiêm trọng do tác động của thuốc trừ sâu DDT sau Thế chiến II, xâm nhập vào cơ thể chim qua các con mồi đã bị ô nhiễm. Một lệnh cấm sử dụng DDT có hiệu lực vào năm 1972 đã cứu những con chim Cắt. Loài chim bắt đầu hồi phục, loại bỏ khỏi danh sách các loài nguy cấp vào năm 1999, gần 30 năm sau khi bị xếp loại nguy cơ tuyệt chủng.
Sói xám cũng được xếp hạng nguy cơ tuyệt chủng do sụt giảm dân số. Tuy nhiên, một số tiểu quần thể đang hồi phục, giúp chúng không còn bị coi là nguy cơ tuyệt chủng.
Cá sấu Mỹ đầu tiên được liệt kê có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt và suy thoái môi trường sống. Cuối những năm 1980, loài động vật đã được công bố phục hồi.
Chim đại bàng hói, loài chim mang tính biểu tượng tại Mỹ từng có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có các chương trình bảo tồn hỗ trợ kịp thời.
Chuột túi đỏ, một trong những loài thú có túi lớn nhất thế giới, chỉ thoát khỏi nạn tuyệt chủng sau 10 năm bị đưa vào danh sách các loài nguy cấp.
Bồ nông nâu rơi vào nguy hiểm bắt đầu từ sự cố tràn dầu Deepwater Horizon dọc theo bờ biển vùng Vịnh. Nhưng trước đó, loài chim này cũng phải đối mặt với vô số khó khăn.
Sóc bay phương Bắc Virginia từng rơi vào nguy cơ chết do ngành công nghiệp gỗ. Khi cây bị chặt, những con sóc bị mất nhà và chỗ kiếm ăn. Sau hai thập kỷ, số lượng cây phát triển tăng, môi trường sống mới đưa dân số loài sóc bay quay trở lại.