Tuy có diện mạo vô hại nhưng mực nang thực sự là động vật đáng sợ khi có thể sử dụng mỏ để tiêm nọc độc có tác dụng nhanh tấn công vào hệ thần kinh của con mồi. May mắn thay, nọc độc của mực nang không độc hại đối với con người.Rết là loài khá phổ biến ở Mỹ nhưng phần lớn không gây hại cho con người. Tuy nhiên, một số loài rết khổng lồ có thể nguy hiểm đối với trẻ em, trong đó rết đầu đỏ là một trong loài rết kinh khủng nhất hành tinh với chiều dài có thể lên tới 20cm.Thú mỏ vịt - loài đặc hữu của Australia và Tasmania là một trong số ít các loài động vật có vú đẻ trứng thay và cũng là một trong số ít loài động vật có vú sử dụng nọc độc. Rất may là nọc độc của chúng không có hại đối với con người mà chỉ sử dụng để tranh giành bạn tình trong mùa giao phối.Có họ hàng gần với rết - một số loài chân đốt được biết đến với khả năng tiết ra chất lỏng độc hại hay khí cyanide. Trong một số trường hợp, những chất này có thể đốt cháy bộ xương ngoài của kiến và động vật ăn thịt côn trùng khác hoặc làm hỏng da và mắt của kẻ thù.Quái vật Gila (tên khoa học là Heloderma suspectum) là một loài thằn lằn độc có nguồn gốc ở tây nam Mỹ và tây bắc bang Sonora của Mexico. Đây là loài thằn lằn có nọc độc bản địa của Mỹ và là một trong hai loài thằn lằn có nọc độc được biết đến trên thế giới.Ở New Guinea, loài chim hooded pitohui được gọi là chim “rác” vì thứ mùi hôi đặc trưng trên người. Đây cũng là loài chim đầu tiên được phát hiện là mang loại độc batrachotoxin (khiến người gặp nạn tê liệt, chảy máu nội bộ, các cơ quan bị hủy hoại và chết dần chết mòn).Ốc nón (tên khoa học là Coninae) là một phân họ của ốc sên biển với khả năng săn mồi tài tình nhờ có một bộ phận độc đáo có chứa chất độc, không chỉ kinh hoàng đối với con mồi mà còn có thể làm chết người trong vòng 2-3 phút.Sống trong những cánh rừng của Việt Nam, Lào, phía đông Campuchia và Trung Quốc, cu li chậm lùn (cu li nhỏ) có hình dáng rất nhỏ bé và đáng yêu. Tuy nhỏ bé và lùn, nhưng vết cắn của loài này lại khá độc.
Tuy có diện mạo vô hại nhưng mực nang thực sự là động vật đáng sợ khi có thể sử dụng mỏ để tiêm nọc độc có tác dụng nhanh tấn công vào hệ thần kinh của con mồi. May mắn thay, nọc độc của mực nang không độc hại đối với con người.
Rết là loài khá phổ biến ở Mỹ nhưng phần lớn không gây hại cho con người. Tuy nhiên, một số loài rết khổng lồ có thể nguy hiểm đối với trẻ em, trong đó rết đầu đỏ là một trong loài rết kinh khủng nhất hành tinh với chiều dài có thể lên tới 20cm.
Thú mỏ vịt - loài đặc hữu của Australia và Tasmania là một trong số ít các loài động vật có vú đẻ trứng thay và cũng là một trong số ít loài động vật có vú sử dụng nọc độc. Rất may là nọc độc của chúng không có hại đối với con người mà chỉ sử dụng để tranh giành bạn tình trong mùa giao phối.
Có họ hàng gần với rết - một số loài chân đốt được biết đến với khả năng tiết ra chất lỏng độc hại hay khí cyanide. Trong một số trường hợp, những chất này có thể đốt cháy bộ xương ngoài của kiến và động vật ăn thịt côn trùng khác hoặc làm hỏng da và mắt của kẻ thù.
Quái vật Gila (tên khoa học là Heloderma suspectum) là một loài thằn lằn độc có nguồn gốc ở tây nam Mỹ và tây bắc bang Sonora của Mexico. Đây là loài thằn lằn có nọc độc bản địa của Mỹ và là một trong hai loài thằn lằn có nọc độc được biết đến trên thế giới.
Ở New Guinea, loài chim hooded pitohui được gọi là chim “rác” vì thứ mùi hôi đặc trưng trên người. Đây cũng là loài chim đầu tiên được phát hiện là mang loại độc batrachotoxin (khiến người gặp nạn tê liệt, chảy máu nội bộ, các cơ quan bị hủy hoại và chết dần chết mòn).
Ốc nón (tên khoa học là Coninae) là một phân họ của ốc sên biển với khả năng săn mồi tài tình nhờ có một bộ phận độc đáo có chứa chất độc, không chỉ kinh hoàng đối với con mồi mà còn có thể làm chết người trong vòng 2-3 phút.
Sống trong những cánh rừng của Việt Nam, Lào, phía đông Campuchia và Trung Quốc, cu li chậm lùn (cu li nhỏ) có hình dáng rất nhỏ bé và đáng yêu. Tuy nhỏ bé và lùn, nhưng vết cắn của loài này lại khá độc.