Có hàng ngàn ngọn núi trồi lên ở đáy đại dương. Tất cả chúng đều cao ít nhất 1,5km. Số lượng các ngọn núi dưới nước hiện đang tăng lên với cấp số nhân và kích thước giảm xuống. Các nhà khoa học khám phá ra loài nhuyễn thể Nam Cực (có tên khoa học là Euphausia superba) sống và kiếm ăn ở độ sâu 3000m ở vùng biển bán đảo Nam Cực. Loài giáp xác giống tôm này vốn trước đó được cho là chỉ sống ở vùng biển nông. Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của các nhà khoa học về chuỗi thức ăn dưới đáy biển. Nhuyễn thể Nam Cực (Euphausia superba) ăn các loài thực vật phù du (điểm khởi đầu cho chuỗi thức ăn của sinh vật biển), và chúng lại trở thành mồi cho rất nhiều loài động vật khác bao gồm cá, chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi. Có một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là do bầu trời có màu xanh lam. Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt chỉ khi được nhìn thấy với một thể tích lớn. Trong khi sự phản chiếu bầu trời có đóng góp vào biểu hiện màu xanh lam của bề mặt đại dương, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của các hạt nhân các phân tử nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới. Diện tích của đại dương trên toàn thế giới khoảng 361 triệu km2, dung tích khoảng 1,3 tỷ km3, độ sâu trung bình khoảng 3.790m. Gần một nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3.000 m. Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana trong Thái Bình Dương, gần quần đảo Bắc Mariana. Nó có độ sâu tối đa là 10.923 m. Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ. Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng. 80% sinh vật trên Trái đất này sống dưới đáy biển, trong đó có hàng tỷ tỷ loại vi khuẩn mà giới khoa học vẫn chưa biết đến. Dưới đáy biển không có ánh sáng, do đó nó không có thực vật.
Có hàng ngàn ngọn núi trồi lên ở đáy đại dương. Tất cả chúng đều cao ít nhất 1,5km. Số lượng các ngọn núi dưới nước hiện đang tăng lên với cấp số nhân và kích thước giảm xuống.
Các nhà khoa học khám phá ra loài nhuyễn thể Nam Cực (có tên khoa học là Euphausia superba) sống và kiếm ăn ở độ sâu 3000m ở vùng biển bán đảo Nam Cực. Loài giáp xác giống tôm này vốn trước đó được cho là chỉ sống ở vùng biển nông. Khám phá này làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của các nhà khoa học về chuỗi thức ăn dưới đáy biển.
Nhuyễn thể Nam Cực (Euphausia superba) ăn các loài thực vật phù du (điểm khởi đầu cho chuỗi thức ăn của sinh vật biển), và chúng lại trở thành mồi cho rất nhiều loài động vật khác bao gồm cá, chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi.
Có một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là do bầu trời có màu xanh lam. Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt chỉ khi được nhìn thấy với một thể tích lớn. Trong khi sự phản chiếu bầu trời có đóng góp vào biểu hiện màu xanh lam của bề mặt đại dương, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của các hạt nhân các phân tử nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới.
Diện tích của đại dương trên toàn thế giới khoảng 361 triệu km2, dung tích khoảng 1,3 tỷ km3, độ sâu trung bình khoảng 3.790m. Gần một nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3.000 m.
Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana trong Thái Bình Dương, gần quần đảo Bắc Mariana. Nó có độ sâu tối đa là 10.923 m. Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ.
Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng.
80% sinh vật trên Trái đất này sống dưới đáy biển, trong đó có hàng tỷ tỷ loại vi khuẩn mà giới khoa học vẫn chưa biết đến.
Dưới đáy biển không có ánh sáng, do đó nó không có thực vật.