Bọ sát thủ châu Phi (African Assassin Bug) có tên khoa học là Platymeris biguttata. Loài côn trùng này nổi tiếng là có nọc độc nguy hiểm chết người, thậm chí độ độc của nó hơn một con rắn hổ mang mười lần. Một người làm vường ở California gần chết khi bị loài côn trùng này cắn. Nó có khả năng hại chết con mồi lớn hơn chính mình và là một trong những loại côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới. Loài Reduvius personatus có hai chân chứa đầy các sợi lông. Loài này chỉ tấn công người khi nó bị khiêu khích. Vết cắn của loài này vô cùng đau đớn, ngang bằng vết rắn cắn. Bọ bánh xe có tên khoa học là Arilus cristatus. Đây là một trong những loài côn trùng trên cạn lớn nhất ở Bắc Mỹ, trên lưng của nó có hình trông giống như một bánh xe hoặc răng cưa. Khi tiếp cận con mồi, nó sẽ chọc vòi và tiêm chất lỏng enzyme làm tê liệt con mồi, ngấm dần vào cơ thể nạn nhân. Nếu bị loài này cắn thì sẽ cảm thấy đau dữ dội, và thường thì vết thương chỉ có thể lành sau vài tháng nhưng sẽ để lại một vết sẹo khá lộ.
Ong Assassin có tên khoa học là Apiomerus crassipes. Sát thủ nhỏ bé này có đám lông trên chân giúp chúng bắt và giữ được con mồi. Loài này phục kích nạn nhân và làm bất động con mồi với chất độc độc hại. Sát thủ có gai (Spined Assassin), loài này có tên khoa học là Sinea Diadema. Loài côn trùng này có thân hình màu nâu đỏ, chân và cơ thể được bao phủ bởi những chiếc gai. Khi đói, loài côn trùng này có thể tiêu diệt cả anh chị em của mình. Vết cắn của loài côn trùng này gây ra đau đớn, cảm giác ngứa ngáy, bị sưng tại chỗ bị cắn. Bọ hải tặc đen (Black Corsair) có tên khoa học là Melanolestes picipes, chúng thường bò lên nạn nhân để lùng kiếm thức ăn. Nó hút máu của động vật gặm nhấm, và thậm chí cả con người. Điều đáng lo ngại là chúng thích nhất những vùng mắt và môi.
Bọ sát thủ châu Phi (African Assassin Bug) có tên khoa học là Platymeris biguttata. Loài côn trùng này nổi tiếng là có nọc độc nguy hiểm chết người, thậm chí độ độc của nó hơn một con rắn hổ mang mười lần. Một người làm vường ở California gần chết khi bị loài côn trùng này cắn. Nó có khả năng hại chết con mồi lớn hơn chính mình và là một trong những loại côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới.
Loài Reduvius personatus có hai chân chứa đầy các sợi lông. Loài này chỉ tấn công người khi nó bị khiêu khích. Vết cắn của loài này vô cùng đau đớn, ngang bằng vết rắn cắn.
Bọ bánh xe có tên khoa học là Arilus cristatus. Đây là một trong những loài côn trùng trên cạn lớn nhất ở Bắc Mỹ, trên lưng của nó có hình trông giống như một bánh xe hoặc răng cưa. Khi tiếp cận con mồi, nó sẽ chọc vòi và tiêm chất lỏng enzyme làm tê liệt con mồi, ngấm dần vào cơ thể nạn nhân. Nếu bị loài này cắn thì sẽ cảm thấy đau dữ dội, và thường thì vết thương chỉ có thể lành sau vài tháng nhưng sẽ để lại một vết sẹo khá lộ.
Ong Assassin có tên khoa học là Apiomerus crassipes. Sát thủ nhỏ bé này có đám lông trên chân giúp chúng bắt và giữ được con mồi. Loài này phục kích nạn nhân và làm bất động con mồi với chất độc độc hại.
Sát thủ có gai (Spined Assassin), loài này có tên khoa học là Sinea Diadema. Loài côn trùng này có thân hình màu nâu đỏ, chân và cơ thể được bao phủ bởi những chiếc gai. Khi đói, loài côn trùng này có thể tiêu diệt cả anh chị em của mình. Vết cắn của loài côn trùng này gây ra đau đớn, cảm giác ngứa ngáy, bị sưng tại chỗ bị cắn.
Bọ hải tặc đen (Black Corsair) có tên khoa học là Melanolestes picipes, chúng thường bò lên nạn nhân để lùng kiếm thức ăn. Nó hút máu của động vật gặm nhấm, và thậm chí cả con người. Điều đáng lo ngại là chúng thích nhất những vùng mắt và môi.