Đỉa là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Loài này chủ yếu hút và ăn máu từ người và động vật khác. Khi đỉa cắn vào nạn nhân, nước bọt của loài này ngăn máu đông và gây chảy máu trong nhiều giờ. Nhện Loxosceles laeta thuộc chi Loxosceles là nỗi ám ảnh của con người bởi vết cắn nghiêm trọng của nó có thể làm tổn thương đến cơ địa. Giáo sư sinh học Greta Binford nghiên cứu và khẳng định các vết cắn nhện có thể gây ra hiện tượng da chết. Phương pháp điều trị duy nhất trong trường hợp đó là phải ghép da và được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật. Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử quét hình ảnh của một con muỗi và chiếc vòi chuyên dùng hút máu “nổi tiếng” của loài này. Nhiều kết quả nghiên cứu đều cho rằng một con muỗi có thể ngửi thấy mùi máu người từ khoảng cách xa 30m. Bọ ve khi tiếp xúc với da người sẽ có cảm giác như một va chạm nhỏ, không hề hấn gì, nhưng xem xét kỹ hơn sẽ thấy có các gai đâm vào da và rất khó gỡ. Xem xét với độ phóng đại cao, các nhà khoa học nhận thấy bọ ve sử dụng phần miệng khác để xuyên qua da, tạo ra "ngôi nhà" riêng trong đó. Nấm ký sinh biến kiến thành zombie. Các bào tử nấm bám chặt vào kiến thợ trong khi chúng băng qua những thảm rừng trước khi trở về tổ trên những vòm cây cao, sau đó lan tràn khắp cơ thể kiến, điều khiển hành vi của kiến, một khi kiến chết, nấm sinh sôi nảy mầm trên đầu kiến. Nhện góa phụ đen rất nổi tiếng, thường được tìm thấy trong thanh cửa nhà để xe, ẩn mình trong góc tối, dưới đống gỗ và ở những nơi khác trong và xung quanh nhà. Thông thường, loài này chỉ chú tâm vào con mồi của chúng, nhưng nếu không may con người động chạm đến, nọc độc của chúng có thể khiến con người bị buồn nôn, đau cơ và liệt cơ hoành, có thể dẫn đến khó thở. Con ruồi bay này bị mắc kẹt trong một chai dung dịch nước rửa tay của con người. Bức ảnh cho thấy mắt kép của ruồi, có phản ứng hình ảnh nhanh nhất trong thế giới động vật. Chiếc vòi dài của nó là nỗi ám ảnh khi người ta vô tình chạm đến nó khi rửa tay. Con sên với thân hình nhầy nhụa từ lâu đã là nỗi ám ảnh với nhiều người, nhưng một loài sên mới phát hiện gần đây còn khiến người ta kinh hãi hơn. Đó là loài sên ma, được tìm thấy ở Cardiff, xứ Wales, Anh sống trên đất, là sinh vật ăn thịt và sở hữu hàm răng giống như lưỡi kiếm. Nhà côn trùng học Michael Caterina và nhóm của ông đã nghiên cứu về bọ cánh cứng, ấu trùng ruồi được tìm thấy trong xác phân hủy. Bức ảnh này là hàm trên một trong những con bọ cánh cứng, xuất hiện trong hài cốt của người quá cố. Mối đánh bom cảm tử. Loài mối Neocapritermes taracua tại Guyana, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Mỹ khi xung trận, cơ thể chúng nổ tung để phóng chất độc về phía đối thủ. Mối lính sở hữu chiếc đầu và hàm dưới to hơn nhiều so với mối thợ. Nhưng mối thợ có hai tinh thể màu xanh dương ở trên lưng. Khi tiếp xúc với các chất trong tuyến nước bọt, hai tinh thể tạo ra một hợp chất độc. Nếu cơ thể mối thợ nổ tung, chất độc văng ra và ăn mòn những thứ mà chúng bám vào.
Đỉa là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Loài này chủ yếu hút và ăn máu từ người và động vật khác. Khi đỉa cắn vào nạn nhân, nước bọt của loài này ngăn máu đông và gây chảy máu trong nhiều giờ.
Nhện Loxosceles laeta thuộc chi Loxosceles là nỗi ám ảnh của con người bởi vết cắn nghiêm trọng của nó có thể làm tổn thương đến cơ địa. Giáo sư sinh học Greta Binford nghiên cứu và khẳng định các vết cắn nhện có thể gây ra hiện tượng da chết. Phương pháp điều trị duy nhất trong trường hợp đó là phải ghép da và được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật.
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử quét hình ảnh của một con muỗi và chiếc vòi chuyên dùng hút máu “nổi tiếng” của loài này. Nhiều kết quả nghiên cứu đều cho rằng một con muỗi có thể ngửi thấy mùi máu người từ khoảng cách xa 30m.
Bọ ve khi tiếp xúc với da người sẽ có cảm giác như một va chạm nhỏ, không hề hấn gì, nhưng xem xét kỹ hơn sẽ thấy có các gai đâm vào da và rất khó gỡ. Xem xét với độ phóng đại cao, các nhà khoa học nhận thấy bọ ve sử dụng phần miệng khác để xuyên qua da, tạo ra "ngôi nhà" riêng trong đó.
Nấm ký sinh biến kiến thành zombie. Các bào tử nấm bám chặt vào kiến thợ trong khi chúng băng qua những thảm rừng trước khi trở về tổ trên những vòm cây cao, sau đó lan tràn khắp cơ thể kiến, điều khiển hành vi của kiến, một khi kiến chết, nấm sinh sôi nảy mầm trên đầu kiến.
Nhện góa phụ đen rất nổi tiếng, thường được tìm thấy trong thanh cửa nhà để xe, ẩn mình trong góc tối, dưới đống gỗ và ở những nơi khác trong và xung quanh nhà. Thông thường, loài này chỉ chú tâm vào con mồi của chúng, nhưng nếu không may con người động chạm đến, nọc độc của chúng có thể khiến con người bị buồn nôn, đau cơ và liệt cơ hoành, có thể dẫn đến khó thở.
Con ruồi bay này bị mắc kẹt trong một chai dung dịch nước rửa tay của con người. Bức ảnh cho thấy mắt kép của ruồi, có phản ứng hình ảnh nhanh nhất trong thế giới động vật. Chiếc vòi dài của nó là nỗi ám ảnh khi người ta vô tình chạm đến nó khi rửa tay.
Con sên với thân hình nhầy nhụa từ lâu đã là nỗi ám ảnh với nhiều người, nhưng một loài sên mới phát hiện gần đây còn khiến người ta kinh hãi hơn. Đó là loài sên ma, được tìm thấy ở Cardiff, xứ Wales, Anh sống trên đất, là sinh vật ăn thịt và sở hữu hàm răng giống như lưỡi kiếm.
Nhà côn trùng học Michael Caterina và nhóm của ông đã nghiên cứu về bọ cánh cứng, ấu trùng ruồi được tìm thấy trong xác phân hủy. Bức ảnh này là hàm trên một trong những con bọ cánh cứng, xuất hiện trong hài cốt của người quá cố.
Mối đánh bom cảm tử. Loài mối Neocapritermes taracua tại Guyana, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Mỹ khi xung trận, cơ thể chúng nổ tung để phóng chất độc về phía đối thủ. Mối lính sở hữu chiếc đầu và hàm dưới to hơn nhiều so với mối thợ. Nhưng mối thợ có hai tinh thể màu xanh dương ở trên lưng. Khi tiếp xúc với các chất trong tuyến nước bọt, hai tinh thể tạo ra một hợp chất độc. Nếu cơ thể mối thợ nổ tung, chất độc văng ra và ăn mòn những thứ mà chúng bám vào.