Các loài ếch, rùa tự đóng băng “giả chết” để tồn tại. Những loài này thường tự đóng băng vào mùa đông để bảo tồn cơ thể, đợi đến mùa xuân và băng tan, chúng lập tức sống lại và hoạt động bình thường. Côn trùng, vi khuẩn đóng kén, ngăn các tác động của thế giới bên ngoài như kẻ thù, va đập, nhiệt độ…, là một tấm chắn bảo vệ vô cùng hữu hiệu cho các loài này, nhưng lại là một mối nguy hại tiềm ẩn cho con người. Voi có khả năng tự tản nhiệt. Đôi tai voi có rất nhiều mạch máu nhỏ, giúp chúng tỏa bớt nhiệt của cơ thể ra bên ngoài khi nhiệt độ lên cao. Tai càng to, chức năng tản nhiệt của voi càng lớn. Những loài cá tiến hóa có phổi và lưỡng phế, tự hình thành phổi bên cạnh chiếc mang sẵn có để có thể hít thở trên cạn mà không gặp khó khăn gì. Một số loài khác như lươn hấp thụ oxy qua một cơ quan đặc biệt ở ruột già. Cá Bắc Cực tự sản sinh được một loại protein mới là AFP - protein chống đông lạnh, giúp chúng vẫn có thể trao đổi chất và oxy dù sống ở những nơi lạnh giá, chống tinh thể băng hình thành trong máu. Cá nhà táng và ngỗng đầu sọc châu Á thay đổi huyết tính. Máu của những loài này tự biến đổi, khiến cho cơ thể chứa nhiều mao mạch và tế bào hồng cầu hơn các loài bình thường, giúp chúng sống trong môi trường khắc nghiệt mà không lo thiếu oxy để thở. Loài ong vào mùa đông thường đứng co cụm lại và liên tục rung người để tạo ra nhiệt. Chúng sử dụng nhiệt hóa học để chống chọi với thời tiết giá rét. Nguyên nhân là do loài này di chuyển liên tục, quá trình vận động cơ bắp kết hợp với các chất hóa học trong cơ thể của chúng tạo ra một lượng nhiệt giống như một động cơ diesel. Nhiệt đó sẽ dùng để sưởi ấm qua mùa đông giá lạnh.
Các loài ếch, rùa tự đóng băng “giả chết” để tồn tại. Những loài này thường tự đóng băng vào mùa đông để bảo tồn cơ thể, đợi đến mùa xuân và băng tan, chúng lập tức sống lại và hoạt động bình thường.
Côn trùng, vi khuẩn đóng kén, ngăn các tác động của thế giới bên ngoài như kẻ thù, va đập, nhiệt độ…, là một tấm chắn bảo vệ vô cùng hữu hiệu cho các loài này, nhưng lại là một mối nguy hại tiềm ẩn cho con người.
Voi có khả năng tự tản nhiệt. Đôi tai voi có rất nhiều mạch máu nhỏ, giúp chúng tỏa bớt nhiệt của cơ thể ra bên ngoài khi nhiệt độ lên cao. Tai càng to, chức năng tản nhiệt của voi càng lớn.
Những loài cá tiến hóa có phổi và lưỡng phế, tự hình thành phổi bên cạnh chiếc mang sẵn có để có thể hít thở trên cạn mà không gặp khó khăn gì. Một số loài khác như lươn hấp thụ oxy qua một cơ quan đặc biệt ở ruột già.
Cá Bắc Cực tự sản sinh được một loại protein mới là AFP - protein chống đông lạnh, giúp chúng vẫn có thể trao đổi chất và oxy dù sống ở những nơi lạnh giá, chống tinh thể băng hình thành trong máu.
Cá nhà táng và ngỗng đầu sọc châu Á thay đổi huyết tính. Máu của những loài này tự biến đổi, khiến cho cơ thể chứa nhiều mao mạch và tế bào hồng cầu hơn các loài bình thường, giúp chúng sống trong môi trường khắc nghiệt mà không lo thiếu oxy để thở.
Loài ong vào mùa đông thường đứng co cụm lại và liên tục rung người để tạo ra nhiệt. Chúng sử dụng nhiệt hóa học để chống chọi với thời tiết giá rét. Nguyên nhân là do loài này di chuyển liên tục, quá trình vận động cơ bắp kết hợp với các chất hóa học trong cơ thể của chúng tạo ra một lượng nhiệt giống như một động cơ diesel. Nhiệt đó sẽ dùng để sưởi ấm qua mùa đông giá lạnh.