Năm 2009, họa sĩ graffiti Banksy đã đánh dấu sự kết thúc của hội nghị khí hậu toàn cầu Copenhagen bằng một loạt bức bích họa trên tường, trong đó có những bích họa về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Các tác phẩm này xuất hiện dọc theo tuyến kênh ở Camden, miền Bắc nước Anh. (Nguồn Geograph)Một bức bích họa trên tường mang dòng chữ: “Tôi không tin vào hiện tượng nóng lên toàn cầu” với dòng chữ đang dần biến mất dưới làn nước. (Nguồn Oddee)Nóng lên toàn cầu là một quả bom hẹn giờ mà chúng ta cần tháo ngòi nổ của nó trước khi nó phát nổ. Để nâng cao nhận thức về vấn đề này, họa sỹ người Ý Lorenzo Quinn đã xây dựng một bức tượng điêu khắc cho triển lãm nghệ thuật Venice Art Biennale 2017. (Nguồn Oddee)Với tên gọi “Hỗ trợ” (tên tiếng Anh: Support), tác phẩm mô tả hai bàn tay khổng lồ nhô lên từ dưới mặt nước để hỗ trợ khách sạn Ca' Sagredo. (Nguồn Lefkadazin)Họa sỹ Lorenzo Quinn nhắn nhủ: “Venice là một thành phố nổi, một thành phố nghệ thuật khơi nguồn văn hóa trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng để tiếp tục được điều này, cần phải có sự hỗ trợ của thế hệ chúng ta và thế hệ tương lai bởi thành phố xinh đẹp ấy đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu”. (Nguồn Lefkadazin)Năm 2009, nghệ sĩ Brazil Nele Azevedo đã điêu khắc 1.000 tượng người đàn ông từ đá và sắp xếp chúng tại quảng trường Gendarmenmarkt (thủ đô Berlin, Đức) nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. (Nguồn Oddee)Năm 2015, tác phẩm điêu khắc khổng lồ bằng kim loại về một chú cá heo xanh đã được dựng lên bên bờ sông Sein tại thủ đô Paris (Pháp) nhằm nhắc nhở các nhà đàm phán và các lãnh đạo thế giới rằng: những sinh vật đang bị đe dọa sẽ là những đối tượng chịu tổn thương nếu các cuộc đối thoại của họ không đi đến một hành động cụ thể nào. (Nguồn Oddee)Năm 2012, Mojoko và Eric Foenander đã tạo nên tác phẩm điêu khắc Siêu nhân tan chảy và đặt nó tại Bảo tàng nghệ thuật Singapore. Bức tượng có tên “Bây giờ không ai có thể bảo vệ chúng ta nữa” nhắc nhở chúng ta rằng: Siêu anh hùng không phải là bất tử, và siêu anh hùng cũng không “siêu” như chúng ta vẫn nghĩ. (Nguồn Oddee)Năm 2015, các sinh viên của trường Đại học liên bang Rio de Janeiro đã tạo nên tác phẩm chú cá heo bị một chiếc lốp xe quấn vào cổ và trưng bày tại triển lãm có tên “Biển không phải dành cho cá”. Những vật liệu bỏ đi đã được những sinh viên này tận dụng để làm nên tác phẩm độc đáo, nhằm thu hút sự chú ý của dư luận hướng về vịnh ô nhiễm Guanabara. (Nguồn Oddee)
Năm 2009, họa sĩ graffiti Banksy đã đánh dấu sự kết thúc của hội nghị khí hậu toàn cầu Copenhagen bằng một loạt bức bích họa trên tường, trong đó có những bích họa về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Các tác phẩm này xuất hiện dọc theo tuyến kênh ở Camden, miền Bắc nước Anh. (Nguồn Geograph)
Một bức bích họa trên tường mang dòng chữ: “Tôi không tin vào hiện tượng nóng lên toàn cầu” với dòng chữ đang dần biến mất dưới làn nước. (Nguồn Oddee)
Nóng lên toàn cầu là một quả bom hẹn giờ mà chúng ta cần tháo ngòi nổ của nó trước khi nó phát nổ. Để nâng cao nhận thức về vấn đề này, họa sỹ người Ý Lorenzo Quinn đã xây dựng một bức tượng điêu khắc cho triển lãm nghệ thuật Venice Art Biennale 2017. (Nguồn Oddee)
Với tên gọi “Hỗ trợ” (tên tiếng Anh: Support), tác phẩm mô tả hai bàn tay khổng lồ nhô lên từ dưới mặt nước để hỗ trợ khách sạn Ca' Sagredo. (Nguồn Lefkadazin)
Họa sỹ Lorenzo Quinn nhắn nhủ: “Venice là một thành phố nổi, một thành phố nghệ thuật khơi nguồn văn hóa trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng để tiếp tục được điều này, cần phải có sự hỗ trợ của thế hệ chúng ta và thế hệ tương lai bởi thành phố xinh đẹp ấy đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu”. (Nguồn Lefkadazin)
Năm 2009, nghệ sĩ Brazil Nele Azevedo đã điêu khắc 1.000 tượng người đàn ông từ đá và sắp xếp chúng tại quảng trường Gendarmenmarkt (thủ đô Berlin, Đức) nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. (Nguồn Oddee)
Năm 2015, tác phẩm điêu khắc khổng lồ bằng kim loại về một chú cá heo xanh đã được dựng lên bên bờ sông Sein tại thủ đô Paris (Pháp) nhằm nhắc nhở các nhà đàm phán và các lãnh đạo thế giới rằng: những sinh vật đang bị đe dọa sẽ là những đối tượng chịu tổn thương nếu các cuộc đối thoại của họ không đi đến một hành động cụ thể nào. (Nguồn Oddee)
Năm 2012, Mojoko và Eric Foenander đã tạo nên tác phẩm điêu khắc Siêu nhân tan chảy và đặt nó tại Bảo tàng nghệ thuật Singapore. Bức tượng có tên “Bây giờ không ai có thể bảo vệ chúng ta nữa” nhắc nhở chúng ta rằng: Siêu anh hùng không phải là bất tử, và siêu anh hùng cũng không “siêu” như chúng ta vẫn nghĩ. (Nguồn Oddee)
Năm 2015, các sinh viên của trường Đại học liên bang Rio de Janeiro đã tạo nên tác phẩm chú cá heo bị một chiếc lốp xe quấn vào cổ và trưng bày tại triển lãm có tên “Biển không phải dành cho cá”. Những vật liệu bỏ đi đã được những sinh viên này tận dụng để làm nên tác phẩm độc đáo, nhằm thu hút sự chú ý của dư luận hướng về vịnh ô nhiễm Guanabara. (Nguồn Oddee)