Mưa sao băng Eta Aquarids năm nay sẽ "rơi" từ ngày 19/4 đến 28/5, đạt "đỉnh" vào đêm ngày 5, rạng sáng ngày 6/5. Nếu bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng vào đêm nay, chúng ta có thể chiêm ngưỡng tiếp vào cuối tháng 5.Mưa sao băng Eta Aquarids có trung tâm là chòm sao Aquarius (Bảo Bình) có nguồn gốc từ chiếc đuôi đá bụi của sao chổi Halley nổi tiếng.Cực đỉnh trận mưa sao băng Eta Aquarids diễn ra vào đêm 5 rạng sáng ngày 6/5, với hơn 50 sao băng bay qua bầu trời khi đạt đỉnh.Đá bụi va chạm với bầu khí quyển và bốc cháy tạo nên hiệu ứng sao băng "rơi" rực sáng trên bầu trời.Tuy Trái Đất được chiêm ngưỡng mưa sao băng từ Halley tới 2 lần mỗi năm nhưng bạn sẽ phải chờ đến 76 năm mới quan sát được chính bản thân sao chổi, khi nó tiến gần Mặt Trời trên quỹ đạo.Theo các nhà khoa học thì thời khắc đạt cực đỉnh của đợt mưa sao băng có một không hai này sẽ rơi vào lúc 2h (giờ Việt Nam). Thực tế thì bạn có thể xem mưa sao băng trước và sau thời khắc đó dù không rõ nét bằng.Vào tháng 10, Trái Đất sẽ đi qua đuôi của sao chổi Halley một lần nữa và tạo nên mưa sao băng Orionids.Cái tên Eta Aquarids xuất phát từ tên chòm sao Aquarius, tức "Bảo Bình". Khi nhìn lên bầu trời, bạn sẽ thấy những ngôi sao băng phát ra từ một điểm ngay bên cạnh chiếc "bình đựng nước trời" mà chòm sao tạo thành.Đây là một hiện tương thiên văn hiếm gặp và không cần phải dùng kính thiên văn, hay kính viễn vọng. Mắt thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ nét hiện tượng mưa sao băng Eta Aquarid này.Sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất. Nó là một sao chổi “tuần hoàn” và trở lại vùng phụ cận của Trái đất khoảng 75 năm một lần, cho nên người may mắn sẽ có cơ hội quan sát nó hai lần trong quãng đời mình.Lần xuất hiện nổi tiếng nhất của Halley xảy ra không bao lâu trước cuộc xâm chiếm nước Anh năm 1066 của đội quân William. Người ta nói rằng Wiliam đã cảm thấy ngôi sao chổi báo trước sự thành công của ông. Dù sao thì sao chổi ấy đã được đưa vào Thảm thêu Bayeux để tôn vinh William.Một lần xuất hiện khác của sao chổi Halley vào năm 1301 có lẽ đã truyền cảm hứng cho họa sĩ người Italy Giotto vẽ bức tranh ngôi sao Bethlehem trong “Tôn kính các vị đạo sĩ”, theo từ điển bách khoa Britannica.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Mưa sao băng Eta Aquarids năm nay sẽ "rơi" từ ngày 19/4 đến 28/5, đạt "đỉnh" vào đêm ngày 5, rạng sáng ngày 6/5. Nếu bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng vào đêm nay, chúng ta có thể chiêm ngưỡng tiếp vào cuối tháng 5.
Mưa sao băng Eta Aquarids có trung tâm là chòm sao Aquarius (Bảo Bình) có nguồn gốc từ chiếc đuôi đá bụi của sao chổi Halley nổi tiếng.
Cực đỉnh trận mưa sao băng Eta Aquarids diễn ra vào đêm 5 rạng sáng ngày 6/5, với hơn 50 sao băng bay qua bầu trời khi đạt đỉnh.
Đá bụi va chạm với bầu khí quyển và bốc cháy tạo nên hiệu ứng sao băng "rơi" rực sáng trên bầu trời.
Tuy Trái Đất được chiêm ngưỡng mưa sao băng từ Halley tới 2 lần mỗi năm nhưng bạn sẽ phải chờ đến 76 năm mới quan sát được chính bản thân sao chổi, khi nó tiến gần Mặt Trời trên quỹ đạo.
Theo các nhà khoa học thì thời khắc đạt cực đỉnh của đợt mưa sao băng có một không hai này sẽ rơi vào lúc 2h (giờ Việt Nam). Thực tế thì bạn có thể xem mưa sao băng trước và sau thời khắc đó dù không rõ nét bằng.
Vào tháng 10, Trái Đất sẽ đi qua đuôi của sao chổi Halley một lần nữa và tạo nên mưa sao băng Orionids.
Cái tên Eta Aquarids xuất phát từ tên chòm sao Aquarius, tức "Bảo Bình". Khi nhìn lên bầu trời, bạn sẽ thấy những ngôi sao băng phát ra từ một điểm ngay bên cạnh chiếc "bình đựng nước trời" mà chòm sao tạo thành.
Đây là một hiện tương thiên văn hiếm gặp và không cần phải dùng kính thiên văn, hay kính viễn vọng. Mắt thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ nét hiện tượng mưa sao băng Eta Aquarid này.
Sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất. Nó là một sao chổi “tuần hoàn” và trở lại vùng phụ cận của Trái đất khoảng 75 năm một lần, cho nên người may mắn sẽ có cơ hội quan sát nó hai lần trong quãng đời mình.
Lần xuất hiện nổi tiếng nhất của Halley xảy ra không bao lâu trước cuộc xâm chiếm nước Anh năm 1066 của đội quân William. Người ta nói rằng Wiliam đã cảm thấy ngôi sao chổi báo trước sự thành công của ông. Dù sao thì sao chổi ấy đã được đưa vào Thảm thêu Bayeux để tôn vinh William.
Một lần xuất hiện khác của sao chổi Halley vào năm 1301 có lẽ đã truyền cảm hứng cho họa sĩ người Italy Giotto vẽ bức tranh ngôi sao Bethlehem trong “Tôn kính các vị đạo sĩ”, theo từ điển bách khoa Britannica.