Theo các nhà khoa học, hành tinh Proxima b (quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima cách Trái đất chỉ 4,2 năm ánh sáng) tuy bị khóa với sao mẹ, nhưng sao mẹ rất nhỏ và ánh sáng yếu, nên nó vẫn nằm trong "vùng sự sống" của hệ Proxima.Proxima b cũng là một hành tinh đá có kích cỡ phù hợp, bằng khoảng 1,27 lần Trái đất.Tình trạng "bị khóa" có nghĩa là hành tinh luôn hướng một mặt duy nhất về phía sao mẹ, giống như cách mặt trăng bị khóa vào Trái đất, khiến một nửa của nó luôn là ban ngày, nửa còn lại chỉ có đêm tối.Các nhà khoa học cho rằng, nếu nửa ban ngày của hành tinh có thể quá nóng, còn nửa ban đêm có thể duy trì được nhiệt độ vừa đủ cho sự sống. Nếu người ngoài hành tinh thực sự tồn tại ở đó, họ sẽ cần những tấm gương lớn hoặc đèn LED công suất cao để chiếu sáng các thành phố.Kính thiên văn James Webb của NASA dự kiến phóng vào tháng 10 năm nay trang bị đầy đủ các công cụ để tìm kiếm ánh sáng nhân tạo này nếu có thực sự hiện diện.Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) ngày 6/10 khẳng định Proxima b, ngoại hành tinh giống với Trái Đất, có thể tồn tại các đại dương trên bề mặtProxima b quay quanh quỹ đạo trong một "vùng ôn đới" từ ngôi sao chủ Proxima Centauri có vị trí gần nhất với hệ Mặt Trời, chỉ cách Trái Đất bốn năm ánh sáng.Hành tinh này có kích thước bằng 1,3 Trái Đất, quay quanh quỹ đạo khoảng 7,5 triệu km tính từ ngôi sao chủ - bằng 1/10 khoảng cách của sao Thủy - hành tinh nằm gần Hệ Mặt Trời nhất.Khoảng cách gần như vậy không có nghĩa là bề mặt của Proxima b quá nóng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Các nhà khoa học giải thích ngôi sao chủ Proxima Centauri nhỏ hơn và yếu hơn 1.000 lần so với Mặt Trời, tức là Proxima b nằm ở khoảng cách hoàn hảo để có thể tồn tại nước trên bề mặt và các hình thái của sự sống.Kích thước của các ngoại hành tinh thường được tính bằng cách đo lượng ánh sáng mà chúng che phủ nhìn từ Trái Đất, khi chúng đi qua ngôi sao chủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không thể quan sát được hành trình của Proxima b, do đó nhóm phải dựa trên những mô phỏng để ước tính kết cấu và bán kính của hành tinh này.Các nhà khoa học tính toán, bán kính của Proxima b vào khoảng gấp 0,94-1,4 lần so với Trái Đất, tức là trung bình khoảng 6.371km. Trong trường hợp bán kính tối thiểu của Proxima b là 5.990km, hành tinh này có thể sẽ rất nặng, với lõi kim loại chiếm 2/3 khối lượng của toàn hành tinh, và được bao phủ bởi bề mặt đất đá.Giả sử Proxima b có kích thước lớn hơn, với bán kính khoảng 8.920km, khối lượng của hành tinh này có thể gồm 50% là lõi đất đá và 50% là nước. Trong trường hợp này, Proxima b có thể được bao phủ bởi một đại dương duy nhất có độ sâu 200km.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Theo các nhà khoa học, hành tinh Proxima b (quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima cách Trái đất chỉ 4,2 năm ánh sáng) tuy bị khóa với sao mẹ, nhưng sao mẹ rất nhỏ và ánh sáng yếu, nên nó vẫn nằm trong "vùng sự sống" của hệ Proxima.
Proxima b cũng là một hành tinh đá có kích cỡ phù hợp, bằng khoảng 1,27 lần Trái đất.
Tình trạng "bị khóa" có nghĩa là hành tinh luôn hướng một mặt duy nhất về phía sao mẹ, giống như cách mặt trăng bị khóa vào Trái đất, khiến một nửa của nó luôn là ban ngày, nửa còn lại chỉ có đêm tối.
Các nhà khoa học cho rằng, nếu nửa ban ngày của hành tinh có thể quá nóng, còn nửa ban đêm có thể duy trì được nhiệt độ vừa đủ cho sự sống. Nếu người ngoài hành tinh thực sự tồn tại ở đó, họ sẽ cần những tấm gương lớn hoặc đèn LED công suất cao để chiếu sáng các thành phố.
Kính thiên văn James Webb của NASA dự kiến phóng vào tháng 10 năm nay trang bị đầy đủ các công cụ để tìm kiếm ánh sáng nhân tạo này nếu có thực sự hiện diện.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) ngày 6/10 khẳng định Proxima b, ngoại hành tinh giống với Trái Đất, có thể tồn tại các đại dương trên bề mặt
Proxima b quay quanh quỹ đạo trong một "vùng ôn đới" từ ngôi sao chủ Proxima Centauri có vị trí gần nhất với hệ Mặt Trời, chỉ cách Trái Đất bốn năm ánh sáng.
Hành tinh này có kích thước bằng 1,3 Trái Đất, quay quanh quỹ đạo khoảng 7,5 triệu km tính từ ngôi sao chủ - bằng 1/10 khoảng cách của sao Thủy - hành tinh nằm gần Hệ Mặt Trời nhất.
Khoảng cách gần như vậy không có nghĩa là bề mặt của Proxima b quá nóng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Các nhà khoa học giải thích ngôi sao chủ Proxima Centauri nhỏ hơn và yếu hơn 1.000 lần so với Mặt Trời, tức là Proxima b nằm ở khoảng cách hoàn hảo để có thể tồn tại nước trên bề mặt và các hình thái của sự sống.
Kích thước của các ngoại hành tinh thường được tính bằng cách đo lượng ánh sáng mà chúng che phủ nhìn từ Trái Đất, khi chúng đi qua ngôi sao chủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không thể quan sát được hành trình của Proxima b, do đó nhóm phải dựa trên những mô phỏng để ước tính kết cấu và bán kính của hành tinh này.
Các nhà khoa học tính toán, bán kính của Proxima b vào khoảng gấp 0,94-1,4 lần so với Trái Đất, tức là trung bình khoảng 6.371km. Trong trường hợp bán kính tối thiểu của Proxima b là 5.990km, hành tinh này có thể sẽ rất nặng, với lõi kim loại chiếm 2/3 khối lượng của toàn hành tinh, và được bao phủ bởi bề mặt đất đá.
Giả sử Proxima b có kích thước lớn hơn, với bán kính khoảng 8.920km, khối lượng của hành tinh này có thể gồm 50% là lõi đất đá và 50% là nước. Trong trường hợp này, Proxima b có thể được bao phủ bởi một đại dương duy nhất có độ sâu 200km.