Mặc dù các chuyên gia chưa phát hiện bằng chứng trực tiếp nào về sự sống trên sao Hỏa nhưng một nghiên cứu mới của NASA cho thấy các sinh vật bé nhỏ có thể ẩn náu bên dưới lớp băng của hành tinh đỏ.Tác giả chính của nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth & Environment - Aditya Khuller đến từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA cho hay: "Nếu chúng ta đang cố gắng tìm kiếm sự sống ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ ngày nay thì các vùng băng trên sao Hỏa có thể là một trong những nơi dễ tiếp cận nhất mà chúng ta nên tìm kiếm".Sao Hỏa có hai loại băng gồm: nước đóng băng và carbon dioxide đóng băng. Nghiên cứu mới đã tập trung vào loại thứ nhất. Ông Khuller và các đồng nghiệp đã xem xét nước đóng băng - một lượng lớn băng nước hình thành từ tuyết trộn với bụi rơi trên bề mặt trong một loạt các kỷ băng hà của hành tinh đỏ trong hàng triệu năm qua. Quá trình này tạo thành băng và rải rác những hạt bụi.Mặc dù các hạt bụi có thể che khuất ánh sáng ở các lớp băng sâu hơn nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cách các vũng nước ngầm có thể hình thành trong băng khi tiếp xúc với Mặt Trời.Bụi đen hấp thụ nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn lớp băng xung quanh, có khả năng khiến băng ấm lên và tan chảy ở độ sâu vài chục cm dưới bề mặt.Ở hành tinh đỏ, các hiệu ứng khí quyển khiến việc tan chảy trở nên khó khăn trên bề mặt, nhưng những trở ngại này sẽ không tồn tại bên dưới bề mặt của một lớp tuyết bụi hoặc sông băng.Trên Trái Đất, bụi trong băng có thể tạo ra các lỗ cryoconite. Đây là các khoang nhỏ hình thành trong băng khi các hạt bụi do gió thổi rơi xuống đó, hấp thụ ánh nắng và tan chảy sâu hơn vào băng trong mỗi mùa Hè. Cuối cùng, khi các hạt bụi này di chuyển xa hơn khỏi tia nắng Mặt Trời, chúng ngừng chìm nhưng vẫn đủ nhiệt để tạo ra một túi nước tan chảy xung quanh chúng.Đồng tác giả Phil Christensen từ Đại học bang Arizona ở Tempe (Mỹ) cho biết đây là hiện tượng phổ biến trên Trái đất. Tuyết và băng dày đặc có thể tan chảy từ bên trong ra ngoài, để ánh sáng Mặt Trời chiếu vào làm ấm như nhà kính, thay vì tan chảy từ trên xuống dưới.Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện băng bụi trên sao Hỏa cho phép đủ ánh sáng để quang hợp ở độ sâu khoảng 3m bên dưới bề mặt. Trong trường hợp này, các lớp băng phía trên ngăn không cho các vũng nước nông dưới bề mặt bốc hơi đồng thời bảo vệ khỏi bức xạ có hại.Các chuyên gia cho hay nước đóng băng có khả năng hình thành các vũng nước ngầm cao nhất sẽ tồn tại ở vùng giữa vĩ độ 30 và 40 của sao Hỏa, ở cả bán cầu Bắc và Nam.Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.
Mặc dù các chuyên gia chưa phát hiện bằng chứng trực tiếp nào về sự sống trên sao Hỏa nhưng một nghiên cứu mới của NASA cho thấy các sinh vật bé nhỏ có thể ẩn náu bên dưới lớp băng của hành tinh đỏ.
Tác giả chính của nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth & Environment - Aditya Khuller đến từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA cho hay: "Nếu chúng ta đang cố gắng tìm kiếm sự sống ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ ngày nay thì các vùng băng trên sao Hỏa có thể là một trong những nơi dễ tiếp cận nhất mà chúng ta nên tìm kiếm".
Sao Hỏa có hai loại băng gồm: nước đóng băng và carbon dioxide đóng băng. Nghiên cứu mới đã tập trung vào loại thứ nhất. Ông Khuller và các đồng nghiệp đã xem xét nước đóng băng - một lượng lớn băng nước hình thành từ tuyết trộn với bụi rơi trên bề mặt trong một loạt các kỷ băng hà của hành tinh đỏ trong hàng triệu năm qua. Quá trình này tạo thành băng và rải rác những hạt bụi.
Mặc dù các hạt bụi có thể che khuất ánh sáng ở các lớp băng sâu hơn nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích cách các vũng nước ngầm có thể hình thành trong băng khi tiếp xúc với Mặt Trời.
Bụi đen hấp thụ nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn lớp băng xung quanh, có khả năng khiến băng ấm lên và tan chảy ở độ sâu vài chục cm dưới bề mặt.
Ở hành tinh đỏ, các hiệu ứng khí quyển khiến việc tan chảy trở nên khó khăn trên bề mặt, nhưng những trở ngại này sẽ không tồn tại bên dưới bề mặt của một lớp tuyết bụi hoặc sông băng.
Trên Trái Đất, bụi trong băng có thể tạo ra các lỗ cryoconite. Đây là các khoang nhỏ hình thành trong băng khi các hạt bụi do gió thổi rơi xuống đó, hấp thụ ánh nắng và tan chảy sâu hơn vào băng trong mỗi mùa Hè. Cuối cùng, khi các hạt bụi này di chuyển xa hơn khỏi tia nắng Mặt Trời, chúng ngừng chìm nhưng vẫn đủ nhiệt để tạo ra một túi nước tan chảy xung quanh chúng.
Đồng tác giả Phil Christensen từ Đại học bang Arizona ở Tempe (Mỹ) cho biết đây là hiện tượng phổ biến trên Trái đất. Tuyết và băng dày đặc có thể tan chảy từ bên trong ra ngoài, để ánh sáng Mặt Trời chiếu vào làm ấm như nhà kính, thay vì tan chảy từ trên xuống dưới.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện băng bụi trên sao Hỏa cho phép đủ ánh sáng để quang hợp ở độ sâu khoảng 3m bên dưới bề mặt. Trong trường hợp này, các lớp băng phía trên ngăn không cho các vũng nước nông dưới bề mặt bốc hơi đồng thời bảo vệ khỏi bức xạ có hại.
Các chuyên gia cho hay nước đóng băng có khả năng hình thành các vũng nước ngầm cao nhất sẽ tồn tại ở vùng giữa vĩ độ 30 và 40 của sao Hỏa, ở cả bán cầu Bắc và Nam.
Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.