Chim cánh cụt hoàng đế sống ở Nam Cực. Bề mặt ngoài của lông loài chim này giảm xuống nhiệt độ thấp hơn so với không khí xung quanh. Những bộ lông siêu lạnh có thể giúp những con chim ấm lên bởi một quá trình vật lý được gọi là đối lưu. Dưới đáy sâu của vùng biển Nam Cực, loài cá đá phát triển mạnh trong vùng nước sâu, với nhiệt độ trung bình -2 độ C. Cá đá Nam Cực đã tiến hóa bằng cách sản xuất protein chống đông chảy trong máu và các mô cơ thể để giúp chúng không bị đóng băng. Ở đầu còn lại của hành tinh, cá tuyết Bắc Cực phát triển một hình thức chống đông gần tương tự.
Một số loài bò sát và lưỡng cư như ếch và thằn lằn đã phát triển để tồn tại được với giá đông lạnh. Chúng làm tăng lượng glucose (một loại đường), và glycerol, rượu ngọt, trong máu. Glucose và glycerol trong máu có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể băng. Loài thằn lằn Lacerta vivipara còn đạt mức tiến hóa xa hơn khi phát triển ty thể mitochondria góp phần sản xuất năng lượng của tế bào. Các ty thể giúp con thằn lằn tăng năng lượng mà không tạo ra các sản phẩm phụ độc hại.
Trăn Burmese dù sống ở vùng nhiệt đới dịu mát, nhưng cũng phải phát triển cách để không bị lạnh. Trăn Miến Điện (Python bivittatus) có thể sử dụng cơ thể của nó để làm ấm trứng. Trăn mẹ sẽ cuộn tròn trên tổ trứng để sản xuất nhiệt độ cơ thể giữ ấm tổ. Một số động vật tiến hóa bằng cách ngủ đông. Một loại sóc núi có tên Marmota marmota, một động vật gặm nhấm ở châu Âu sẽ tránh lạnh bằng cách ngủ trong suốt tám tháng khắc nghiệt. Trong bốn tháng còn lại của năm, nó chạy đi để giao phối và tới các hẻm núi để tìm thực phẩm dự trữ chất béo cho giấc ngủ đông dài. Một loài chim có tên Phalaenoptilus nuttallii ở phía tây Bắc Mỹ cũng sử dụng trạng thái ngủ mê, tương tự như ngủ đông để qua cái lạnh. Vượn cáo lùn đuôi béo (Cheirogaleus MEDIUS) ở Madagasca cũng tương tự. Ngủ qua mùa đông, hoặc ngủ đông là cách tránh đông quen thuộc của nhiều loài rắn. Hàng chục con rắn sọc (Thamnophis sp.) ngủ với nhau vào mùa đông. Sau khi mùa đông lạnh kết thúc, những con rắn bắt đầu giao phối. Khỉ tuyết Nhật Bản (Macaca fuscata) sống tại một trong những vùng lạnh nhất là thung lũng Jigokudani của quận Nagano, nhưng chúng trốn lạnh bằng cách tắm tại các hồ nước nóng ở đây vào mùa đông. Đó đã trở thành truyền thống quen thuộc mỗi khi đông đến, người ta lại thấy rất nhiều khỉ tuyết tại các hồ nước nóng. Suối nước nóng cũng phục vụ cho nhu cầu tránh đông của bò rừng bizon và nai sừng tấm ở Công viên quốc gia Yellowstone. Các loài động vật tụ tập gần lưu vực Geyser, tận dụng lợi thế của suối địa nhiệt. Nhiệt tỏa ra giúp các loài động vật giữ ấm, tuy nhiên vì quá nóng mà nhiều con vật cũng đã bị bỏng. Cá voi sử dụng một lớp chất béo, cũng được gọi là mỡ, để giữ ấm cho cơ thể dưới đáy đại dương lạnh giá. Nếu không có mỡ, những con cá voi sẽ đốt rất nhiều calo chỉ để giữ ấm. Dưới lông của gấu Bắc cực cũng có một lớp mỡ để giữ ấm cùng với lớp lông dày dặn. Gấu có một lớp lông dày với những sợi lông cứng dài và có cấu trúc kỳ lạ. Các sợi lông rỗng, như ống hút.
Chim cánh cụt hoàng đế sống ở Nam Cực. Bề mặt ngoài của lông loài chim này giảm xuống nhiệt độ thấp hơn so với không khí xung quanh. Những bộ lông siêu lạnh có thể giúp những con chim ấm lên bởi một quá trình vật lý được gọi là đối lưu.
Dưới đáy sâu của vùng biển Nam Cực, loài cá đá phát triển mạnh trong vùng nước sâu, với nhiệt độ trung bình -2 độ C. Cá đá Nam Cực đã tiến hóa bằng cách sản xuất protein chống đông chảy trong máu và các mô cơ thể để giúp chúng không bị đóng băng. Ở đầu còn lại của hành tinh, cá tuyết Bắc Cực phát triển một hình thức chống đông gần tương tự.
Một số loài bò sát và lưỡng cư như ếch và thằn lằn đã phát triển để tồn tại được với giá đông lạnh. Chúng làm tăng lượng glucose (một loại đường), và glycerol, rượu ngọt, trong máu. Glucose và glycerol trong máu có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể băng. Loài thằn lằn Lacerta vivipara còn đạt mức tiến hóa xa hơn khi phát triển ty thể mitochondria góp phần sản xuất năng lượng của tế bào. Các ty thể giúp con thằn lằn tăng năng lượng mà không tạo ra các sản phẩm phụ độc hại.
Trăn Burmese dù sống ở vùng nhiệt đới dịu mát, nhưng cũng phải phát triển cách để không bị lạnh. Trăn Miến Điện (Python bivittatus) có thể sử dụng cơ thể của nó để làm ấm trứng. Trăn mẹ sẽ cuộn tròn trên tổ trứng để sản xuất nhiệt độ cơ thể giữ ấm tổ.
Một số động vật tiến hóa bằng cách ngủ đông. Một loại sóc núi có tên Marmota marmota, một động vật gặm nhấm ở châu Âu sẽ tránh lạnh bằng cách ngủ trong suốt tám tháng khắc nghiệt. Trong bốn tháng còn lại của năm, nó chạy đi để giao phối và tới các hẻm núi để tìm thực phẩm dự trữ chất béo cho giấc ngủ đông dài. Một loài chim có tên Phalaenoptilus nuttallii ở phía tây Bắc Mỹ cũng sử dụng trạng thái ngủ mê, tương tự như ngủ đông để qua cái lạnh. Vượn cáo lùn đuôi béo (Cheirogaleus MEDIUS) ở Madagasca cũng tương tự.
Ngủ qua mùa đông, hoặc ngủ đông là cách tránh đông quen thuộc của nhiều loài rắn. Hàng chục con rắn sọc (Thamnophis sp.) ngủ với nhau vào mùa đông. Sau khi mùa đông lạnh kết thúc, những con rắn bắt đầu giao phối.
Khỉ tuyết Nhật Bản (Macaca fuscata) sống tại một trong những vùng lạnh nhất là thung lũng Jigokudani của quận Nagano, nhưng chúng trốn lạnh bằng cách tắm tại các hồ nước nóng ở đây vào mùa đông. Đó đã trở thành truyền thống quen thuộc mỗi khi đông đến, người ta lại thấy rất nhiều khỉ tuyết tại các hồ nước nóng.
Suối nước nóng cũng phục vụ cho nhu cầu tránh đông của bò rừng bizon và nai sừng tấm ở Công viên quốc gia Yellowstone. Các loài động vật tụ tập gần lưu vực Geyser, tận dụng lợi thế của suối địa nhiệt. Nhiệt tỏa ra giúp các loài động vật giữ ấm, tuy nhiên vì quá nóng mà nhiều con vật cũng đã bị bỏng.
Cá voi sử dụng một lớp chất béo, cũng được gọi là mỡ, để giữ ấm cho cơ thể dưới đáy đại dương lạnh giá. Nếu không có mỡ, những con cá voi sẽ đốt rất nhiều calo chỉ để giữ ấm.
Dưới lông của gấu Bắc cực cũng có một lớp mỡ để giữ ấm cùng với lớp lông dày dặn. Gấu có một lớp lông dày với những sợi lông cứng dài và có cấu trúc kỳ lạ. Các sợi lông rỗng, như ống hút.