Năm nay, Lyrids sẽ đạt cực đỉnh vào đêm 22/4, rạng sáng 23/4, với mật độ khoảng 18 sao/giờ. Người dân Việt Nam ở tất cả các tỉnh thành đều có cơ hội chiêm ngưỡng cơn mưa sao băng này tùy thuộc vào tình hình thời tiết.Đi kèm với mưa sao băng, nhiều khả năng xuất hiện những quả cầu lửa sáng vô cùng thú vị.Cứ sau vài thập kỷ, chúng ta lại có một những trận mưa sao băng Lyrids với tốc độ lên đến khoảng 100 sao băng mỗi giờ.Lyrids được mệnh danh là cơn mưa kết thúc "hạn hán sao băng", do từ khoảng tháng 1 đến giữa tháng 4 không có đợt mưa sao băng nào đáng kể. Vì thế, dù chỉ là mưa sao băng có mật độ trung bình, Lyrids vẫn được người yêu thích thiên văn chờ đợi.Để ngắm mưa sao băng đẹp nhất, hãy tránh xa những nơi có ánh sáng mạnh, chói, và tìm một vị trí đẹp với tầm nhìn bao quát, không bị cản trở của bầu trời đêm. Sau đó để mắt điều chỉnh, thư giãn và chiêm ngưỡng.Không cần thiết phải nhìn vào một điểm cụ thể, vì các ngôi sao băng sẽ tỏa ra từ khu vực xung quanh chòm sao Lyra - được đặt tên cho chòm sao Lyrids - chúng có thể được nhìn thấy trên khắp bầu trời.Lyrids là một trong những trận mưa sao băng lâu đời nhất được con người ghi nhận. Nguồn gốc của Lyrids là vệt bụi mà sao chổi C/1861 G1 Thatcher để lại.Mỗi năm, mưa sao băng Lyrids diễn ra khi trái đất của chúng ta đi qua vệt bụi phía sau sao chổi C/C/1861 G1 Thatcher. Sao chổi này được nhìn thấy lần cuối vào thế kỷ 19 và sẽ không đi qua hệ mặt trời trong hơn hai thế kỷ nữa.Năm 1922 tại Hy Lạp và năm 1945 ở Nhật Bản, các nhà thiên văn học từng quan sát được các đợt bùng nổ của Lyrids.Những viên thạch anh nhỏ trong không gian cùng các mảnh bụi va chạm với bầu khí quyển và bốc cháy lên trên cao, tạo ra những ánh sáng ngoạn mục.Ngoài ra, khoảng 1/4 số sao băng từ Lyrids để lại những vệt sáng dài khi bay ngang bầu trời. Đây là dấu vết của khí bị ion hóa và phát sáng trong vài giây sau khi sao băng bay qua.Ngắm mưa sao băng cũng giống như đi câu cá vì không phải lúc nào cũng có thể quan sát được. Tuy nhiên, bạn có thể tận hưởng không khí về đêm bên bạn bè, người thân và thử vận may của mình với những ngôi sao...Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Năm nay, Lyrids sẽ đạt cực đỉnh vào đêm 22/4, rạng sáng 23/4, với mật độ khoảng 18 sao/giờ. Người dân Việt Nam ở tất cả các tỉnh thành đều có cơ hội chiêm ngưỡng cơn mưa sao băng này tùy thuộc vào tình hình thời tiết.
Đi kèm với mưa sao băng, nhiều khả năng xuất hiện những quả cầu lửa sáng vô cùng thú vị.
Cứ sau vài thập kỷ, chúng ta lại có một những trận mưa sao băng Lyrids với tốc độ lên đến khoảng 100 sao băng mỗi giờ.
Lyrids được mệnh danh là cơn mưa kết thúc "hạn hán sao băng", do từ khoảng tháng 1 đến giữa tháng 4 không có đợt mưa sao băng nào đáng kể. Vì thế, dù chỉ là mưa sao băng có mật độ trung bình, Lyrids vẫn được người yêu thích thiên văn chờ đợi.
Để ngắm mưa sao băng đẹp nhất, hãy tránh xa những nơi có ánh sáng mạnh, chói, và tìm một vị trí đẹp với tầm nhìn bao quát, không bị cản trở của bầu trời đêm. Sau đó để mắt điều chỉnh, thư giãn và chiêm ngưỡng.
Không cần thiết phải nhìn vào một điểm cụ thể, vì các ngôi sao băng sẽ tỏa ra từ khu vực xung quanh chòm sao Lyra - được đặt tên cho chòm sao Lyrids - chúng có thể được nhìn thấy trên khắp bầu trời.
Lyrids là một trong những trận mưa sao băng lâu đời nhất được con người ghi nhận. Nguồn gốc của Lyrids là vệt bụi mà sao chổi C/1861 G1 Thatcher để lại.
Mỗi năm, mưa sao băng Lyrids diễn ra khi trái đất của chúng ta đi qua vệt bụi phía sau sao chổi C/C/1861 G1 Thatcher. Sao chổi này được nhìn thấy lần cuối vào thế kỷ 19 và sẽ không đi qua hệ mặt trời trong hơn hai thế kỷ nữa.
Năm 1922 tại Hy Lạp và năm 1945 ở Nhật Bản, các nhà thiên văn học từng quan sát được các đợt bùng nổ của Lyrids.
Những viên thạch anh nhỏ trong không gian cùng các mảnh bụi va chạm với bầu khí quyển và bốc cháy lên trên cao, tạo ra những ánh sáng ngoạn mục.
Ngoài ra, khoảng 1/4 số sao băng từ Lyrids để lại những vệt sáng dài khi bay ngang bầu trời. Đây là dấu vết của khí bị ion hóa và phát sáng trong vài giây sau khi sao băng bay qua.
Ngắm mưa sao băng cũng giống như đi câu cá vì không phải lúc nào cũng có thể quan sát được. Tuy nhiên, bạn có thể tận hưởng không khí về đêm bên bạn bè, người thân và thử vận may của mình với những ngôi sao...
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV