Vào tháng 8/2008, trường hợp mèo sinh ra với hai khuôn mặt đầu tiên được biết đến, sinh vật có hai mũi, hai cặp mắt và hai miệng, và đều đồng loạt kêu “meo meo”. Trường hợp tương tự của mèo hai mặt được sinh ra tại Perth, Australia, vào tháng 11/2008, nhưng chỉ sống được một vài ngày. Cá rô phi sông Nile sinh đôi dính liền nhau ở dạ dày, đây là điều vô cùng hiếm khi xảy ra trong thế giới tự nhiên, được tìm thấy ở một bể nuôi cá ở Bangkok. Con cá lớn hơn sẽ bảo vệ con nhỏ nằm ngay ở phía dưới bụng của nó trong quá trình tìm kiếm thức ăn, mà không gặp trở ngại nào. Mực có khuỷu tay. Mực thường được biết đến với các xúc tu dài thon thả và thân hình mềm dẻo. Nhóm lặn làm việc cho một công ty dầu ở Vịnh Mexico vào năm 2007 đã bị sốc khi bắt gặp hình dạng cong cong như khuỷu tay của loài mực. Rùa hai đầu. Một con rùa với hai cái đầu riêng biệt, gắn vào chung một cơ thể giống nhau. Đây là một trường hợp khá kỳ lạ, nhưng cũng không phải là không gặp và hiện tượng 2 đầu xảy ra phổ biến nhất ở loài rắn, rùa. Mèo 4 tai Yoda. Con mèo này được sinh ra với hai cái tai đặt ngay trên đỉnh cặp tai chính. Yoda sống trong một quán bar ở gần Chicago, Mỹ, sau đó được một cặp vợ chồng nhận nuôi khi dừng lại ở quán uống nước. Họ đưa con mèo về nhà, coi đó là một phần của gia đình. Bạch tuộc 6 chân Hexapus được phát hiện trong một giỏ bắt tôm hùm tại phía Bắc xứ Wales. Các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật này là kết quả của việc sinh nở khiếm khuyết hơn là một tai nạn thông thường. Cá sấu bạch tạng, toàn thân trắng toát, có tồn tại, nhưng rất khó tìm thấy ngoài thiên nhiên vì chúng dễ làm mồi cho các loài săn mồi khác hoặc bị thương tổn bởi mặt trời. Cá sấu bạch tạng không có loại gien quy định sắc tố da thành màu đen hoặc nâu, và cho cả mống mắt. Nai có một sừng ở giữa đầu trông giống như kỳ lân truyền thuyết thường nghe thấy kể trong các truyện cổ tích, được phát hiện tại khu công viện bảo tồn thiên nhiên tại Italia. Đây là trường hợp được đánh giá rất hiếm có. Sư tử trắng là những sinh vật bất thường nhưng xinh đẹp, loài này có màu trắng không phải do bị bạch tạng, đó là kết quả của một đột biến gen xảy ra khi hai cá thể giao phối. Sư tử trắng đã được nuôi thành công trong điều kiện nuôi nhốt nhưng rất hiếm trong tự nhiên. Thỏ khổng lồ. Đã có nhiều báo cáo phát hiện thỏ quá khổ trên khắp nước Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây. Trong điều kiện nuôi nhốt, thỏ có thể phát triển chiều dài hơn 3m và nặng hơn 30kg. Không có trường hợp thỏ khổng lồ ghi nhận xảy ra trong tự nhiên.
Vào tháng 8/2008, trường hợp mèo sinh ra với hai khuôn mặt đầu tiên được biết đến, sinh vật có hai mũi, hai cặp mắt và hai miệng, và đều đồng loạt kêu “meo meo”. Trường hợp tương tự của mèo hai mặt được sinh ra tại Perth, Australia, vào tháng 11/2008, nhưng chỉ sống được một vài ngày.
Cá rô phi sông Nile sinh đôi dính liền nhau ở dạ dày, đây là điều vô cùng hiếm khi xảy ra trong thế giới tự nhiên, được tìm thấy ở một bể nuôi cá ở Bangkok. Con cá lớn hơn sẽ bảo vệ con nhỏ nằm ngay ở phía dưới bụng của nó trong quá trình tìm kiếm thức ăn, mà không gặp trở ngại nào.
Mực có khuỷu tay. Mực thường được biết đến với các xúc tu dài thon thả và thân hình mềm dẻo. Nhóm lặn làm việc cho một công ty dầu ở Vịnh Mexico vào năm 2007 đã bị sốc khi bắt gặp hình dạng cong cong như khuỷu tay của loài mực.
Rùa hai đầu. Một con rùa với hai cái đầu riêng biệt, gắn vào chung một cơ thể giống nhau. Đây là một trường hợp khá kỳ lạ, nhưng cũng không phải là không gặp và hiện tượng 2 đầu xảy ra phổ biến nhất ở loài rắn, rùa.
Mèo 4 tai Yoda. Con mèo này được sinh ra với hai cái tai đặt ngay trên đỉnh cặp tai chính. Yoda sống trong một quán bar ở gần Chicago, Mỹ, sau đó được một cặp vợ chồng nhận nuôi khi dừng lại ở quán uống nước. Họ đưa con mèo về nhà, coi đó là một phần của gia đình.
Bạch tuộc 6 chân Hexapus được phát hiện trong một giỏ bắt tôm hùm tại phía Bắc xứ Wales. Các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật này là kết quả của việc sinh nở khiếm khuyết hơn là một tai nạn thông thường.
Cá sấu bạch tạng, toàn thân trắng toát, có tồn tại, nhưng rất khó tìm thấy ngoài thiên nhiên vì chúng dễ làm mồi cho các loài săn mồi khác hoặc bị thương tổn bởi mặt trời. Cá sấu bạch tạng không có loại gien quy định sắc tố da thành màu đen hoặc nâu, và cho cả mống mắt.
Nai có một sừng ở giữa đầu trông giống như kỳ lân truyền thuyết thường nghe thấy kể trong các truyện cổ tích, được phát hiện tại khu công viện bảo tồn thiên nhiên tại Italia. Đây là trường hợp được đánh giá rất hiếm có.
Sư tử trắng là những sinh vật bất thường nhưng xinh đẹp, loài này có màu trắng không phải do bị bạch tạng, đó là kết quả của một đột biến gen xảy ra khi hai cá thể giao phối. Sư tử trắng đã được nuôi thành công trong điều kiện nuôi nhốt nhưng rất hiếm trong tự nhiên.
Thỏ khổng lồ. Đã có nhiều báo cáo phát hiện thỏ quá khổ trên khắp nước Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây. Trong điều kiện nuôi nhốt, thỏ có thể phát triển chiều dài hơn 3m và nặng hơn 30kg. Không có trường hợp thỏ khổng lồ ghi nhận xảy ra trong tự nhiên.