Con dĩn (còn gọi là dãn, bọ mát) là loài côn trùng cực nhỏ, ít được chú ý, nhưng gây ra khá nhiều phiền toái trong đời sống ở Việt Nam. Ảnh: Cirad.Trên thực tế, con dĩn là nhiều loài công trùng thuộc họ Ceratopogonidae, thuộc lớp côn trùng hai cánh hút máu. Chúng có 3 chi là Culicoides, Lashiohelea và Leptoconops, trong đó chi Culicoides hoạt động phổ biến ở Việt Nam hơn cả. Ảnh: BugGuide.Net.Dĩn có màu nâu đen, chân dài, trên cánh có các lông lớn hoặc lông nhỏ, kích thường khoảng 1-2mm. Tương tự như loài muỗi, chỉ có dĩn cái trưởng thành mới có tập tính hút máu. Ảnh: Pestnet.org.Dĩn có thể chích đốt mồi bất cứ lúc nào, ban ngày cũng như ban đêm. Khi dĩn hút máu người, chúng để lại vết đốt sưng, ngứa và có thể nhiễm trùng. Ảnh: Wikipedia.Do kích thước rất nhỏ và không phát ra tiếng vo ve khi bay nên loài côn trùng này gần như vô hình với con người. Ảnh: Island Packet.Thường chỉ con người chỉ nhìn thấy dĩn sau khi chúng đã hút no máu và nằm yên một chỗ. Ảnh: Ance Togo.Cũng do nhỏ hơn muỗi rất nhiều nên dĩn có thể chui dễ dàng chui qua các loại màn ngủ thông thường để hút máu người. Ảnh: Alchetron.Khi ở ngoài trời, chúng thường bay thành đám quanh đầu người vào thời gian chiều tối, hoặc khi sắp có giông. Ảnh: Wikipedia.Không chỉ gây phiền hà trong đời sống, dĩn còn có thể truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người như giun chỉ, viêm não... Ảnh: The Pirbright Institute.Tuy vậy, vai trò truyền bệnh của loài dĩn hút máu chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ tại nước ta. Ảnh: IIKC.Về tập tính, dĩn đẻ trứng ở những nơi có nhiều mùn đất, rác thải, lá cây mục nát, đất ẩm, hốc cây, vũng bùn... Chúng hoạt động phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, tốc độ gió, mưa, nắng... Ảnh: BugGuide.Để hạn chế dĩn, có thể sử dụng các biện pháp như dùng hóa chất xua diệt côn trùng, dọn dẹp vệ sinh quanh nhà ở, chuồng gia súc, bến nước tắm giặt... để triệt phá nơi sinh đẻ của loài côn trùng này. Ảnh: Diptera.info.
Con dĩn (còn gọi là dãn, bọ mát) là loài côn trùng cực nhỏ, ít được chú ý, nhưng gây ra khá nhiều phiền toái trong đời sống ở Việt Nam. Ảnh: Cirad.
Trên thực tế, con dĩn là nhiều loài công trùng thuộc họ Ceratopogonidae, thuộc lớp côn trùng hai cánh hút máu. Chúng có 3 chi là Culicoides, Lashiohelea và Leptoconops, trong đó chi Culicoides hoạt động phổ biến ở Việt Nam hơn cả. Ảnh: BugGuide.Net.
Dĩn có màu nâu đen, chân dài, trên cánh có các lông lớn hoặc lông nhỏ, kích thường khoảng 1-2mm. Tương tự như loài muỗi, chỉ có dĩn cái trưởng thành mới có tập tính hút máu. Ảnh: Pestnet.org.
Dĩn có thể chích đốt mồi bất cứ lúc nào, ban ngày cũng như ban đêm. Khi dĩn hút máu người, chúng để lại vết đốt sưng, ngứa và có thể nhiễm trùng. Ảnh: Wikipedia.
Do kích thước rất nhỏ và không phát ra tiếng vo ve khi bay nên loài côn trùng này gần như vô hình với con người. Ảnh: Island Packet.
Thường chỉ con người chỉ nhìn thấy dĩn sau khi chúng đã hút no máu và nằm yên một chỗ. Ảnh: Ance Togo.
Cũng do nhỏ hơn muỗi rất nhiều nên dĩn có thể chui dễ dàng chui qua các loại màn ngủ thông thường để hút máu người. Ảnh: Alchetron.
Khi ở ngoài trời, chúng thường bay thành đám quanh đầu người vào thời gian chiều tối, hoặc khi sắp có giông. Ảnh: Wikipedia.
Không chỉ gây phiền hà trong đời sống, dĩn còn có thể truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người như giun chỉ, viêm não... Ảnh: The Pirbright Institute.
Tuy vậy, vai trò truyền bệnh của loài dĩn hút máu chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ tại nước ta. Ảnh: IIKC.
Về tập tính, dĩn đẻ trứng ở những nơi có nhiều mùn đất, rác thải, lá cây mục nát, đất ẩm, hốc cây, vũng bùn... Chúng hoạt động phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, tốc độ gió, mưa, nắng... Ảnh: BugGuide.
Để hạn chế dĩn, có thể sử dụng các biện pháp như dùng hóa chất xua diệt côn trùng, dọn dẹp vệ sinh quanh nhà ở, chuồng gia súc, bến nước tắm giặt... để triệt phá nơi sinh đẻ của loài côn trùng này. Ảnh: Diptera.info.