“Khi lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao, mọi thứ đều diễn ra bạo lực, rất bạo lực”, đây là miêu tả chân thực nhất của các nhà khoa học về cách thức
lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao trong nghiên cứu mới.
Các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để mô phỏng sự “chết chóc” của một
ngôi sao khi nó rơi vào một lỗ đen khổng lồ. Các mô phỏng cho thấy khi lực hấp dẫn của
lỗ đen khổng lồ kéo một ngôi sao vào, ngôi sao sẽ bị kéo thành một đốm màu dài trước khi bị phá hủy hoàn toàn. Khoảng một nửa khối lượng của ngôi sao có thể bị đẩy ra thành một dòng thác của các mảnh vỡ và nửa còn lại tạo thành đường xoắn ốc bị cuốn vào trong lỗ đen.
|
Hình ảnh mô tả quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen. |
Mô phỏng về quá trình ngôi sao hút vào lỗ đen được xây dựng trên cơ sở dữ liệu hoàn toàn phù hợp, về một vụ va chạm giữa một lỗ đen và một ngôi sao đã được quan sát thấy vào năm 2012, được đặt tên là PS1-10jh. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học nghĩ rằng ngôi sao bị phá hủy có thể là một ngôi sao heli hiếm bởi không có khí thải hydro đặc trưng tại đường cong ánh sáng. Nhưng nghiên cứu mới này cho thấy một kết luận hoàn toàn khác. Nhà nghiên cứu James Guillochon cho biết, "khí hydro vẫn tồn tại, chỉ là người ta không nhìn thấy bởi nó đã bị ion hóa cao”.
Các nhà thiên văn học gọi sự va chạm giữa một ngôi sao và hố đen là "sự gián đoạn thủy triều" (tidal disruption event), và trong một thiên hà điển hình, trung bình quá trình xảy ra khoảng một lần/10.000 năm.