Gia đình động vật yêu thương nhau mặn nồng phải kể đến loài cầy thảo nguyên (còn gọi là chó đồng cỏ) thường sống theo mô hình gia đình với một con đực, nhiều con cái và con non sống trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi với các phòng khác nhau dưới lòng đất.Cầy thảo nguyên còn cùng nhau chia sẻ thức ăn, chải chuốt cho nhau, giúp con cái khác giữ con trong khi nó bận đi kiếm thức ăn. Để thể hiện tình cảm, những con vật này thường hôn nhau hoặc tìm cách ngồi sát vào nhau.Voi không chỉ nổi tiếng là loài động vật thông minh, trí nhớ dài hạn mà còn có mối quan hệ gia đình rất thân thiết. Một đàn voi có thể có từ 8-100 cá thể do một con cái lớn tuổi nhất, to lớn nhất đứng đầu làm nhiệm vụ hướng dẫn cả đàn tìm thức ăn, nước uống.Voi đực rời bỏ đàn khi được 12-15 tuổi trong khi con cái gắn bó cả đời với đàn, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm làm mẹ. Vị trí đầu đàn thường được truyền cho con voi cái đầu tiên của con voi đầu đàn.Trong thế giới của cá voi sát thủ, ở bên mẹ là một quy tắc tiêu chuẩn của con non, cá voi con gắn bó với mẹ. Loài này thường sống thành đàn từ 5-40 thành viên và cũng cùng nhau chăm sóc con nhỏ như trong đàn voi.Thậm chí người ta còn phát hiện ra trường hợp cả đàn cá voi sát thủ cùng đoàn kết chăm sóc, kiếm thức ăn cho một con cá voi nhỏ tật nguyền mất vây lưng, vây ngực nên không thể tự mình săn mồi được.Tuy có vẻ ngoài khá luộm thuộm nhưng chó hoang châu Phi lại khiến người ta ngưỡng mộ bởi mối liên kết gia đình chặt chẽ của chúng. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được chăm sóc và chăm sóc lẫn nhau.Khi săn được mồi, cả đàn nhường cho lũ con nhỏ ăn trước, sau đó mới đến lượt con trưởng thành. Khi trở về hang, chúng lại nôn thức ăn ra cho những con nhỏ hơn hoặc những con bị thương hay già yếu.Tinh tinh thường sống thành đàn từ 15-20 thành viên nhưng cấu trúc xã hội luôn thay đổi khiến đàn lớn đôi khi bị phá ra thành những đàn nhỏ hơn.Chăm sóc lẫn nhau là hành vi thể hiện sự gắn bó mật thiết trong cộng đồng tinh tinh. Và, giống như con người chúng ta, tinh tinh cũng thể hiện thương tiếc khi có một thành viên ra đi.Giống như voi, cầy mangut lùn sống thành đàn do một con cái đứng đầu với chồng làm “phụ tá”. Nó cũng là con cái duy nhất được quyền giao phối và ăn uống đầu tiên trong đàn.Sau đó, đến lượt các con non thưởng thức bữa ăn. Khi con mẹ chết, đàn bị phá vỡ. Những con cái con bỏ đi tham gia đàn khác hoặc tự thành lập đàn của riêng mình.
Gia đình động vật yêu thương nhau mặn nồng phải kể đến loài cầy thảo nguyên (còn gọi là chó đồng cỏ) thường sống theo mô hình gia đình với một con đực, nhiều con cái và con non sống trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi với các phòng khác nhau dưới lòng đất.
Cầy thảo nguyên còn cùng nhau chia sẻ thức ăn, chải chuốt cho nhau, giúp con cái khác giữ con trong khi nó bận đi kiếm thức ăn. Để thể hiện tình cảm, những con vật này thường hôn nhau hoặc tìm cách ngồi sát vào nhau.
Voi không chỉ nổi tiếng là loài động vật thông minh, trí nhớ dài hạn mà còn có mối quan hệ gia đình rất thân thiết. Một đàn voi có thể có từ 8-100 cá thể do một con cái lớn tuổi nhất, to lớn nhất đứng đầu làm nhiệm vụ hướng dẫn cả đàn tìm thức ăn, nước uống.
Voi đực rời bỏ đàn khi được 12-15 tuổi trong khi con cái gắn bó cả đời với đàn, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm làm mẹ. Vị trí đầu đàn thường được truyền cho con voi cái đầu tiên của con voi đầu đàn.
Trong thế giới của cá voi sát thủ, ở bên mẹ là một quy tắc tiêu chuẩn của con non, cá voi con gắn bó với mẹ. Loài này thường sống thành đàn từ 5-40 thành viên và cũng cùng nhau chăm sóc con nhỏ như trong đàn voi.
Thậm chí người ta còn phát hiện ra trường hợp cả đàn cá voi sát thủ cùng đoàn kết chăm sóc, kiếm thức ăn cho một con cá voi nhỏ tật nguyền mất vây lưng, vây ngực nên không thể tự mình săn mồi được.
Tuy có vẻ ngoài khá luộm thuộm nhưng chó hoang châu Phi lại khiến người ta ngưỡng mộ bởi mối liên kết gia đình chặt chẽ của chúng. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được chăm sóc và chăm sóc lẫn nhau.
Khi săn được mồi, cả đàn nhường cho lũ con nhỏ ăn trước, sau đó mới đến lượt con trưởng thành. Khi trở về hang, chúng lại nôn thức ăn ra cho những con nhỏ hơn hoặc những con bị thương hay già yếu.
Tinh tinh thường sống thành đàn từ 15-20 thành viên nhưng cấu trúc xã hội luôn thay đổi khiến đàn lớn đôi khi bị phá ra thành những đàn nhỏ hơn.
Chăm sóc lẫn nhau là hành vi thể hiện sự gắn bó mật thiết trong cộng đồng tinh tinh. Và, giống như con người chúng ta, tinh tinh cũng thể hiện thương tiếc khi có một thành viên ra đi.
Giống như voi, cầy mangut lùn sống thành đàn do một con cái đứng đầu với chồng làm “phụ tá”. Nó cũng là con cái duy nhất được quyền giao phối và ăn uống đầu tiên trong đàn.
Sau đó, đến lượt các con non thưởng thức bữa ăn. Khi con mẹ chết, đàn bị phá vỡ. Những con cái con bỏ đi tham gia đàn khác hoặc tự thành lập đàn của riêng mình.