Rắn lục đuôi đỏ cực độc xuất hiện tràn lan trên địa bàn xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An, và rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề thời gian gần đây khiến nhiều người hoang mang. Thậm chí, chính quyền UBND xã Khánh Sơn phải liên tục phát trên loa thông báo tình hình rắn lục đuôi đỏ xuất hiện, khuyến khích người dân bắt rắn giao nộp cho xã, xã mua với giá là 20.000 đồng/con. Chính quyền cũng lập các tổ bắt rắn vào ban đêm. Rắn độc cắn gây nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa từ trước. Như loài rắn lục đuôi đỏ hay bò vào nhà là để tìm chỗ ẩn nấp hoặc thức ăn. Chúng chui vào gầm giường bởi tính ưa bóng tối, thích nơi mát mẻ. Vì vậy, cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để rắn không có chỗ chui vào hoặc tìm thấy thức ăn, đặc biệt là dọn gầm giường cho gọn gàng, thoáng đãng. Để phòng tránh rắn bò vào nhà, người dân nên phát quang bờ bụi rậm cạnh nhà để hạn chế môi trường sống của rắn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân không nên ngủ dưới nền nhà. Đặc biệt, mọi người phải cẩn trọng khi làm vườn hay đi vào khu vực bụi rậm; cần phải có dụng cụ bảo hộ lao động. Ngoài ra, khi thấy rắn, nhiều người thường có phản xạ là đuổi, bắt, giết. Quan điểm này rất sai lầm. Rắn thường chỉ tấn công khi bị đe dọa, tấn công để tự vệ. Vì thế, khi thấy rắn, mọi người chỉ cần dùng que, gậy để xua đuổi chúng để tránh việc rắn sẽ tấn công lại. Khi bị rắn cắn, mọi người không nên can thiệp vào vết thương hoặc chữa trị theo phương pháp dân gian mà phải nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu. Điều quan trọng khi bị rắn độc cắn là mọi người cần bình tĩnh, tìm cách để nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian đến cơ sở y tế kịp thời. Nạn nhân hạn chế vận động thì nọc độc sẽ xâm nhập chậm hơn. Do đó, không nên để nạn nhân tự đi lại mà giúp đưa nhanh nhất đến cơ sở y tế. Khác với vết cắn của các loài rắn độc khác, khi bị rắn lục cắn, không được băng ép vì có thể làm vết thương nặng thêm. Hãy cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó sưng nề. Ngoài ra, bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).
Rắn lục đuôi đỏ cực độc xuất hiện tràn lan trên địa bàn xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An, và rải rác xuất hiện ở các xã khác liền kề thời gian gần đây khiến nhiều người hoang mang. Thậm chí, chính quyền UBND xã Khánh Sơn phải liên tục phát trên loa thông báo tình hình rắn lục đuôi đỏ xuất hiện, khuyến khích người dân bắt rắn giao nộp cho xã, xã mua với giá là 20.000 đồng/con. Chính quyền cũng lập các tổ bắt rắn vào ban đêm.
Rắn độc cắn gây nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa từ trước. Như loài rắn lục đuôi đỏ hay bò vào nhà là để tìm chỗ ẩn nấp hoặc thức ăn. Chúng chui vào gầm giường bởi tính ưa bóng tối, thích nơi mát mẻ. Vì vậy, cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để rắn không có chỗ chui vào hoặc tìm thấy thức ăn, đặc biệt là dọn gầm giường cho gọn gàng, thoáng đãng.
Để phòng tránh rắn bò vào nhà, người dân nên phát quang bờ bụi rậm cạnh nhà để hạn chế môi trường sống của rắn.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân không nên ngủ dưới nền nhà.
Đặc biệt, mọi người phải cẩn trọng khi làm vườn hay đi vào khu vực bụi rậm; cần phải có dụng cụ bảo hộ lao động.
Ngoài ra, khi thấy rắn, nhiều người thường có phản xạ là đuổi, bắt, giết. Quan điểm này rất sai lầm. Rắn thường chỉ tấn công khi bị đe dọa, tấn công để tự vệ. Vì thế, khi thấy rắn, mọi người chỉ cần dùng que, gậy để xua đuổi chúng để tránh việc rắn sẽ tấn công lại.
Khi bị rắn cắn, mọi người không nên can thiệp vào vết thương hoặc chữa trị theo phương pháp dân gian mà phải nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu.
Điều quan trọng khi bị rắn độc cắn là mọi người cần bình tĩnh, tìm cách để nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian đến cơ sở y tế kịp thời.
Nạn nhân hạn chế vận động thì nọc độc sẽ xâm nhập chậm hơn. Do đó, không nên để nạn nhân tự đi lại mà giúp đưa nhanh nhất đến cơ sở y tế.
Khác với vết cắn của các loài rắn độc khác, khi bị rắn lục cắn, không được băng ép vì có thể làm vết thương nặng thêm. Hãy cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó sưng nề.
Ngoài ra, bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và không bôi hóa chất, thuốc, lá cây…
Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).