Đôi khi trong thiên nhiên, những điều trùng hợp xảy ra quá hoàn hảo, khiến nhiều người khó tin vào sự thật. Nhiếp ảnh gia người Đức, Daniel Biber, ghi được những hình ảnh ấn tượng và khó tin như thế trên bầu trời Costa Brava, phía Tây Bắc Tây Ban Nha.Nhiếp ảnh gia ghi được cảnh tượng đàn chim sáo đá kết hợp lại với nhau, tạo thành hình một con chim khổng lồ, mục đích là để tự vệ và dọa nạt những con chim săn mồi khác.Trước khi nhào lộn và bay lượn "biến hóa" thành hình con chim khổng lồ, có vài con chim ưng đã tiếp cận đàn chim sáo đá.Để khiến kẻ săn mồi nhụt chí, chúng tập hợp lại và hình thành nên một thân ảnh khổng lồ, như muốn thể hiện với những con chim săn mồi rằng "chúng ta mạnh mẽ và to lớn hơn" các người rất nhiều.Theo nhiếp ảnh gia Daniel, ông không nhận ra những hình ảnh mà mình đã chụp có hình con chim khổng lồ khi chụp."Tôi đã rất tập trung vào việc chụp ảnh mà không nhận ra rằng những con chim sáo đá đã tạo thành hình một con chim khổng lồ trên bầu trời", nhiếp ảnh gia Daniel chia sẻ.Những bức ảnh giúp ông chiến thắng vang dội tại một cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế.Màn nhào lộn và bay lượn của những con chim sáo đá này là một hiện tượng rất khó lý giải. Mặc dù các nhà khoa học đã quan sát và nghiên cứu hiện tượng này nhiều năm nhưng đến hiện tay, khi sử dụng những thuật toán hiện đại nhất, họ vẫn không thể tìm ra nguyên nhân những con chim sáo đá có thể bay lượn, đập cánh mà không va chạm với nhau trong khi bay tập thể với mật độ dày đặc như thế.Những màn nhào lộn đỉnh cao của chim sáo đá được gọi là murmurations, thường diễn ra vào buổi hoàng hôn đẹp.Mời quý độc giả xem video: Bất ngờ cảnh tượng cá dìm chim
Đôi khi trong thiên nhiên, những điều trùng hợp xảy ra quá hoàn hảo, khiến nhiều người khó tin vào sự thật. Nhiếp ảnh gia người Đức, Daniel Biber, ghi được những hình ảnh ấn tượng và khó tin như thế trên bầu trời Costa Brava, phía Tây Bắc Tây Ban Nha.
Nhiếp ảnh gia ghi được cảnh tượng đàn chim sáo đá kết hợp lại với nhau, tạo thành hình một con chim khổng lồ, mục đích là để tự vệ và dọa nạt những con chim săn mồi khác.
Trước khi nhào lộn và bay lượn "biến hóa" thành hình con chim khổng lồ, có vài con chim ưng đã tiếp cận đàn chim sáo đá.
Để khiến kẻ săn mồi nhụt chí, chúng tập hợp lại và hình thành nên một thân ảnh khổng lồ, như muốn thể hiện với những con chim săn mồi rằng "chúng ta mạnh mẽ và to lớn hơn" các người rất nhiều.
Theo nhiếp ảnh gia Daniel, ông không nhận ra những hình ảnh mà mình đã chụp có hình con chim khổng lồ khi chụp.
"Tôi đã rất tập trung vào việc chụp ảnh mà không nhận ra rằng những con chim sáo đá đã tạo thành hình một con chim khổng lồ trên bầu trời", nhiếp ảnh gia Daniel chia sẻ.
Những bức ảnh giúp ông chiến thắng vang dội tại một cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế.
Màn nhào lộn và bay lượn của những con chim sáo đá này là một hiện tượng rất khó lý giải. Mặc dù các nhà khoa học đã quan sát và nghiên cứu hiện tượng này nhiều năm nhưng đến hiện tay, khi sử dụng những thuật toán hiện đại nhất, họ vẫn không thể tìm ra nguyên nhân những con chim sáo đá có thể bay lượn, đập cánh mà không va chạm với nhau trong khi bay tập thể với mật độ dày đặc như thế.
Những màn nhào lộn đỉnh cao của chim sáo đá được gọi là murmurations, thường diễn ra vào buổi hoàng hôn đẹp.
Mời quý độc giả xem video: Bất ngờ cảnh tượng cá dìm chim