Người dân vùng biển Kalaloch, Washington, Mỹ, gọi loài cây đặc biệt là “cây đời” vì khả năng sống sót bền bỉ thần kỳ khi chỉ một phần nhỏ rễ của nó bám trụ trên mảnh đất khô cằn.
|
Cây đời vẫn xanh tốt, kiên trì bám trụ trên mảnh đất khô cằn. |
Rễ cây nằm trên hai mảnh đất cách xa nhau, ở vách đá đã bị xói mòn, một phần bị sụt lún bên bờ biển Kalaloch, công viên quốc gia Olympic, Washington, Mỹ.
Cây đời được cho thuộc loại vân sam Sitka, cây lá kim nhưng không có tên gọi chính thức. Người ta gọi nó là “cây đời” do khả năng sống sót kiên cường khi chỉ còn vài chiếc rễ cố thủ bám trụ với mảnh đất khô cằn. Người dân nơi đây gọi đó là phép màu.
|
Cây đời được cho thuộc loại vân sam Sitka, cây lá kim nhưng không có tên gọi chính thức. |
Các rễ cây ở giữa lan rộng ra khiến người nhìn dễ liên tưởng đến cảnh cái cây đang cố gắng bám trụ để duy trì cuộc sống. Cây đời đã sống bao năm như thế, lá vẫn xanh tươi, phát triển tốt cho dù rễ của nó không tiếp xúc nhiều với đất.
Dù phải thường xuyên đương đầu với những cơn bão kinh khủng nhất nhưng cây đời chưa hề bị xô ngã, vẫn tồn tại năm này qua năm khác trong khi nhiều cây cổ thụ khác phải đầu hàng.
|
Khoảng trống bên dưới cây gọi là “hang động gốc” vì mái của hang là toàn bộ rễ cây đời bên trên. |
Khoảng trống bên dưới cây gọi là “hang động gốc” vì mái của hang là toàn bộ rễ cây đời bên trên. Theo một vài ghi chép, hang động được hình thành do một con suối nhỏ chảy vào đại dương và dần dần rửa sạch hết lớp đất dưới gốc cây qua nhiều thập kỷ. Không ai biết chính xác cây đời sống và lớn lên như thế nào trong bao năm nay.