Loài cây kỳ lạ này có tên khoa học là Plinia cauliflora, tên khác là Jabuticaba, ở Việt Nam gọi là nho thân gỗ, là một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương. Sở dĩ gọi là nho thân gỗ bởi quả của loài cây này có hương vị giống hệt nho, thơm và ngọt.Điểm đặc biệt ở nho thân gỗ chính là cách thức ra hoa kết quả. Khác với những loài nho có thân leo thường thấy, loài nho này ra quả không kết chùm, không mọc trên cây thân leo mà mọc trực tiếp trên thân cây và cành cây.Thú vị hơn, loài cây kỳ lạ ở Việt Nam này còn mọc quả từ gốc lên đến ngọn. Chính vì thế nó còn có cái tên khác là nho đất.Được đánh giá là loại cây quý hiếm, cây lâu năm, nho thân gỗ cao khoảng 6m, đường kính cây khoảng 10–30 cm. Cây có nhiều nhánh và có ngọn hướng lên trên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc ở thân cây.Quả có kích thước tương đương với quả mận, mọc chi chít trên thân cây và cành cây. Ban đầu quả có xanh, sau chuyển màu hồng, khi chín thì chuyển dần sang màu tím.Mặc dù có kích thước và vẻ ngoài khá giống quả mận tam hoa nhưng ít ai ngờ loại quả mọc trên thân gỗ này lại mang hương vị của những trái nho ngọt ngào.Khi quả chín đen là thời điểm chứa nhiều nước nhất và có thể ăn ngay khi vừa hái. Tuy vậy, thời gian để cây có thể ra quả khá lâu, từ 8 đến 9 năm, cây càng già lại càng sai quả, quả cũng ngọt hơn theo thời gian.Giống như các loài nho khác, quả của nho thân gỗ cũng được dùng để làm mứt và ủ rượu. Quả cây khô có thể dùng để chữa bệnh hen và tiêu chảy.Theo một số nhà nghiên cứu, mục đích sinh trưởng của loài quả này là để nhằm cản trở việc các loài động vật leo lên cây. Khi có ý định leo lên, những động vật sẽ phải cân nhắc vì quả nho thân gỗ trơn và bóng.Tại các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc nho thân gỗ không chỉ được yêu thích vì độc là mà bởi nó còn có ý nghĩa mang lại sự sung túc trong cuộc sống, do quả mọc sum suê, thơm ngọt dọc khắp thân cây.Cận cảnh quả nho thân gỗ đã chín mọng, mọc ngay trên thân cây.Có nguồn gốc ở Nam Mỹ nhưng theo nghiên cứu, nho thân gỗ phù hợp phát triển ở tất cả các địa phương tại Việt Nam.
Loài cây kỳ lạ này có tên khoa học là Plinia cauliflora, tên khác là Jabuticaba, ở Việt Nam gọi là nho thân gỗ, là một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương. Sở dĩ gọi là nho thân gỗ bởi quả của loài cây này có hương vị giống hệt nho, thơm và ngọt.
Điểm đặc biệt ở nho thân gỗ chính là cách thức ra hoa kết quả. Khác với những loài nho có thân leo thường thấy, loài nho này ra quả không kết chùm, không mọc trên cây thân leo mà mọc trực tiếp trên thân cây và cành cây.
Thú vị hơn, loài cây kỳ lạ ở Việt Nam này còn mọc quả từ gốc lên đến ngọn. Chính vì thế nó còn có cái tên khác là nho đất.
Được đánh giá là loại cây quý hiếm, cây lâu năm, nho thân gỗ cao khoảng 6m, đường kính cây khoảng 10–30 cm. Cây có nhiều nhánh và có ngọn hướng lên trên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc ở thân cây.
Quả có kích thước tương đương với quả mận, mọc chi chít trên thân cây và cành cây. Ban đầu quả có xanh, sau chuyển màu hồng, khi chín thì chuyển dần sang màu tím.
Mặc dù có kích thước và vẻ ngoài khá giống quả mận tam hoa nhưng ít ai ngờ loại quả mọc trên thân gỗ này lại mang hương vị của những trái nho ngọt ngào.
Khi quả chín đen là thời điểm chứa nhiều nước nhất và có thể ăn ngay khi vừa hái. Tuy vậy, thời gian để cây có thể ra quả khá lâu, từ 8 đến 9 năm, cây càng già lại càng sai quả, quả cũng ngọt hơn theo thời gian.
Giống như các loài nho khác, quả của nho thân gỗ cũng được dùng để làm mứt và ủ rượu. Quả cây khô có thể dùng để chữa bệnh hen và tiêu chảy.
Theo một số nhà nghiên cứu, mục đích sinh trưởng của loài quả này là để nhằm cản trở việc các loài động vật leo lên cây. Khi có ý định leo lên, những động vật sẽ phải cân nhắc vì quả nho thân gỗ trơn và bóng.
Tại các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc nho thân gỗ không chỉ được yêu thích vì độc là mà bởi nó còn có ý nghĩa mang lại sự sung túc trong cuộc sống, do quả mọc sum suê, thơm ngọt dọc khắp thân cây.
Cận cảnh quả nho thân gỗ đã chín mọng, mọc ngay trên thân cây.
Có nguồn gốc ở Nam Mỹ nhưng theo nghiên cứu, nho thân gỗ phù hợp phát triển ở tất cả các địa phương tại Việt Nam.