Loài rắn độc có sừng, đuôi nhện dị thường này là loài rắn Viper Ba Tư, được giới khoa học phát hiện lần đầu vào năm 1968 ở Iran, nhưng đến năm 2006 mới có bản mô tả chính thức về loài rắn này. Loài này có tên khoa học là Pseudocerastes urarachnoides, là một trong những loài rắn có hình dạng dị thường nhất, với phần đuôi giống nhện thực sự.Phía đuôi của loài rắn này được bao phủ bởi các chân nhỏ giống như chân nhện. Đuôi giống nhện là một phần cơ thể của con rắn, có vai trò thu hút con mồi. Cụ thể, khi loài nào đó nhầm tưởng phần đuôi giống nhện của rắn là con mồi, tác động vào đó sẽ bị rắn lôi kéo về phía đầu, trở thành con mồi và bị rắn giết chết.
Ban đầu, các nhà khoa học dự đoán rằng đó là một sinh vật lai, hay là một cá thể rắn bị đột biến gen hoặc bị sinh vật sống ký sinh trong cơ thể tấn công.
Tuy nhiên, qua nhiều kiểm tra mẫu vật, các nhà khoa học xác định đó là một loài rắn sở hữu đặc điểm dị thường. Hình dáng giống rắn nhưng con vật lại pha trộn thêm đặc điểm ngoại hình của nhện.
Loài rắn độc có sừng, đuôi nhện dị thường này là loài rắn Viper Ba Tư, được giới khoa học phát hiện lần đầu vào năm 1968 ở Iran, nhưng đến năm 2006 mới có bản mô tả chính thức về loài rắn này.
Loài này có tên khoa học là Pseudocerastes urarachnoides, là một trong những loài rắn có hình dạng dị thường nhất, với phần đuôi giống nhện thực sự.
Phía đuôi của loài rắn này được bao phủ bởi các chân nhỏ giống như chân nhện.
Đuôi giống nhện là một phần cơ thể của con rắn, có vai trò thu hút con mồi.
Cụ thể, khi loài nào đó nhầm tưởng phần đuôi giống nhện của rắn là con mồi, tác động vào đó sẽ bị rắn lôi kéo về phía đầu, trở thành con mồi và bị rắn giết chết.
Ban đầu, các nhà khoa học dự đoán rằng đó là một sinh vật lai, hay là một cá thể rắn bị đột biến gen hoặc bị sinh vật sống ký sinh trong cơ thể tấn công.
Tuy nhiên, qua nhiều kiểm tra mẫu vật, các nhà khoa học xác định đó là một loài rắn sở hữu đặc điểm dị thường.
Hình dáng giống rắn nhưng con vật lại pha trộn thêm đặc điểm ngoại hình của nhện.