Nằm ở phía bắc Tanzania, gần biên giới Kenya, hồ Natron được biết đến là nơi khiến động vật hóa xác ướp nếu chúng sẩy chân rơi xuống nước.Hồ Natron nổi bật với nước màu đỏ như máu. Thỉnh thoảng, người dân còn gọi nơi này là "hồ tử thần". Điều này xuất phát từ việc bất cứ loài vật nào bất cẩn rơi xuống hồ Natron đều không có cơ hội sống sót.Chỉ sau một thời gian ngắn, xác của những con vật xấu số đó sẽ biến thành xác ướp tự nhiên. Khi mực nước trong hồ xuống thấp, người ta sẽ tìm thấy những xác ướp động vật phủ một lớp muối.Từ đây, nhiều người tò mò tìm hiểu lý do vì sao hồ Natron có thể khiến động vật thành xác ướp.Liên quan đến bí ẩn này, các nhà khoa học đến khu vực hồ Natron và nghiên cứu mẫu nước, địa chất... để tìm kiếm câu trả lời.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia tìm ra câu trả lời. Theo họ, phía nam của hồ Natron có một ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai được hình thành từ hàng triệu năm trước.Mỗi lần núi lửa này phun trào thì dung nham của nó sẽ chảy xuống hồ. Dung nham núi lửa có chứa muối khoáng đặc biệt, khác với loại muối trong nước biển.Theo đó, môi trường kiềm của hồ Natron trở thành "tử địa" chết chóc đối với các loài động vật. Bất cứ con vật nào rơi xuống lòng hồ đều thành xác ướp. Diện mạo của chúng trông giống hệt lúc còn sống.Bên cạnh sự chết chóc này, hồ Natron thu hút du khách bởi cảnh quan ngoạn mục khi có khoảng 2,5 triệu con hồng hạc đến hồ Natron trong mùa sinh sản. Số lượng này chiếm tới 75% tổng số chim hồng hạc trên thế giới.Lý do khiến chim hồng hạc chọn hồ Natron làm nơi sinh sản là vì vào thời điểm đó, mực nước trong hồ thấp. Chúng có thể làm tổ trên các mỏm muối mà không sợ bị chìm trong nước cũng như tránh được các con vật săn mồi khác. Mời độc giả xem video: Bình Phước: Chơi bên hồ nước sát nhà, hai chị em đuối nước thương tâm. Nguồn: THĐT1.
Nằm ở phía bắc Tanzania, gần biên giới Kenya, hồ Natron được biết đến là nơi khiến động vật hóa xác ướp nếu chúng sẩy chân rơi xuống nước.
Hồ Natron nổi bật với nước màu đỏ như máu. Thỉnh thoảng, người dân còn gọi nơi này là "hồ tử thần". Điều này xuất phát từ việc bất cứ loài vật nào bất cẩn rơi xuống hồ Natron đều không có cơ hội sống sót.
Chỉ sau một thời gian ngắn, xác của những con vật xấu số đó sẽ biến thành xác ướp tự nhiên. Khi mực nước trong hồ xuống thấp, người ta sẽ tìm thấy những xác ướp động vật phủ một lớp muối.
Từ đây, nhiều người tò mò tìm hiểu lý do vì sao hồ Natron có thể khiến động vật thành xác ướp.
Liên quan đến bí ẩn này, các nhà khoa học đến khu vực hồ Natron và nghiên cứu mẫu nước, địa chất... để tìm kiếm câu trả lời.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia tìm ra câu trả lời. Theo họ, phía nam của hồ Natron có một ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai được hình thành từ hàng triệu năm trước.
Mỗi lần núi lửa này phun trào thì dung nham của nó sẽ chảy xuống hồ. Dung nham núi lửa có chứa muối khoáng đặc biệt, khác với loại muối trong nước biển.
Theo đó, môi trường kiềm của hồ Natron trở thành "tử địa" chết chóc đối với các loài động vật. Bất cứ con vật nào rơi xuống lòng hồ đều thành xác ướp. Diện mạo của chúng trông giống hệt lúc còn sống.
Bên cạnh sự chết chóc này, hồ Natron thu hút du khách bởi cảnh quan ngoạn mục khi có khoảng 2,5 triệu con hồng hạc đến hồ Natron trong mùa sinh sản. Số lượng này chiếm tới 75% tổng số chim hồng hạc trên thế giới.
Lý do khiến chim hồng hạc chọn hồ Natron làm nơi sinh sản là vì vào thời điểm đó, mực nước trong hồ thấp. Chúng có thể làm tổ trên các mỏm muối mà không sợ bị chìm trong nước cũng như tránh được các con vật săn mồi khác.
Mời độc giả xem video: Bình Phước: Chơi bên hồ nước sát nhà, hai chị em đuối nước thương tâm. Nguồn: THĐT1.