Những loài côn trùng vừa độc vừa hiểm khiến cho muôn loài phải học hỏi và giả mạo. Trong trường hợp này, kẻ giả mạo là một con chim biết hót trong rừng nhiệt đới của Peru. Khi còn nhỏ, những con chim non dễ bị tổn thương này được bao phủ bởi lớp lông màu cam rực rỡ y như một con sâu độc, khiến kẻ thù không dám tấn công.Để được thụ phấn, loài hoa lan xinh đẹp này “cải trang” thành ong bắp cày cái hoặc một số loài ong bình thường để dụ dỗ ong đực đến kết bạn – mà thực ra là thụ phấn cho nó.Bộ lông màu vàng đen cùng tiếng vo ve y như tiếng ong bay giúp ruồi Mallophora bomboide dễ dàng đột nhập và tấn công vào tổ ong mà không bị phát hiện.Với khả năng tấn công con mồi vô cùng nguy hiểm, ong bắp cày có vẻ là đối tượng để các loài côn trùng khác bắt chước. Tuy nhiên, con ong bắp cày này lại đi “copy” diện mạo của một con bọ cánh cứng có sừng.Bắt chước kiến có nọc độc axit formic là một chiến lược tốt để cảnh báo kẻ săn mồi tránh xa mình, nhưng một số loài nhện từ Bắc Mỹ thực sự nham hiểm hơn. Chúng bắt chước những con kiến này để xâm nhập vào hang kiến rồi săn mồi như đang ở nhà mình.Trong khi đó, một số loài ong Bắc Mỹ lại chọn bướm đêm để bắt chước. Với ngoại hình to lớn cùng các vạch vằn đen vàng và đôi cánh, chúng có thể đánh lừa tất cả các loài khác, kể cả con người.Climaciella brunnea được coi là một “tay cự phách” trong việc hóa trang bởi thân hình lai tạp giữa một con bọ ngựa, một con ong và một con cánh gân.Loài nhện nhảy Myrmarachne lại quyết định theo đuổi “thời trang” của những con kiến từ màu sắc, dáng đi cho đến cách vẫy râu cực kỳ giống kiến. Ngoài ra, chúng còn được trang bị nọc độc có tính axit làm con mồi tê liệt gần như ngay tức khắc.Đúng như tên gọi, ruồi giả ong là những con ruồi giả dạng thành ong, lượn lờ trên các loài thực vật có hoa để kiếm mật, đồng thời qua mắt kẻ săn mồi.Một loài bọ cánh cứng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ (Trichiotinus affinis) cải trang rất khéo léo dưới màu sắc và hình dạng của một con ong, giúp chúng có thể thoải mái lượn lờ ngay trước mặt của một con ong thực thụ.
Những loài côn trùng vừa độc vừa hiểm khiến cho muôn loài phải học hỏi và giả mạo. Trong trường hợp này, kẻ giả mạo là một con chim biết hót trong rừng nhiệt đới của Peru. Khi còn nhỏ, những con chim non dễ bị tổn thương này được bao phủ bởi lớp lông màu cam rực rỡ y như một con sâu độc, khiến kẻ thù không dám tấn công.
Để được thụ phấn, loài hoa lan xinh đẹp này “cải trang” thành ong bắp cày cái hoặc một số loài ong bình thường để dụ dỗ ong đực đến kết bạn – mà thực ra là thụ phấn cho nó.
Bộ lông màu vàng đen cùng tiếng vo ve y như tiếng ong bay giúp ruồi Mallophora bomboide dễ dàng đột nhập và tấn công vào tổ ong mà không bị phát hiện.
Với khả năng tấn công con mồi vô cùng nguy hiểm, ong bắp cày có vẻ là đối tượng để các loài côn trùng khác bắt chước. Tuy nhiên, con ong bắp cày này lại đi “copy” diện mạo của một con bọ cánh cứng có sừng.
Bắt chước kiến có nọc độc axit formic là một chiến lược tốt để cảnh báo kẻ săn mồi tránh xa mình, nhưng một số loài nhện từ Bắc Mỹ thực sự nham hiểm hơn. Chúng bắt chước những con kiến này để xâm nhập vào hang kiến rồi săn mồi như đang ở nhà mình.
Trong khi đó, một số loài ong Bắc Mỹ lại chọn bướm đêm để bắt chước. Với ngoại hình to lớn cùng các vạch vằn đen vàng và đôi cánh, chúng có thể đánh lừa tất cả các loài khác, kể cả con người.
Climaciella brunnea được coi là một “tay cự phách” trong việc hóa trang bởi thân hình lai tạp giữa một con bọ ngựa, một con ong và một con cánh gân.
Loài nhện nhảy Myrmarachne lại quyết định theo đuổi “thời trang” của những con kiến từ màu sắc, dáng đi cho đến cách vẫy râu cực kỳ giống kiến. Ngoài ra, chúng còn được trang bị nọc độc có tính axit làm con mồi tê liệt gần như ngay tức khắc.
Đúng như tên gọi, ruồi giả ong là những con ruồi giả dạng thành ong, lượn lờ trên các loài thực vật có hoa để kiếm mật, đồng thời qua mắt kẻ săn mồi.
Một loài bọ cánh cứng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ (Trichiotinus affinis) cải trang rất khéo léo dưới màu sắc và hình dạng của một con ong, giúp chúng có thể thoải mái lượn lờ ngay trước mặt của một con ong thực thụ.