Etna, núi lửa hoạt động tích cực nhất châu Âu Etna trên đảo Sicily của Italia hôm 7/7 đã phun trào dữ dội làm sáng rực bầu trời đêm. Đám tro bụi mà Etna nhả ra dài khoảng 4,8 km, bao phủ các khu vực xung quanh.Etna cũng là núi lửa được ghi chép lâu nhất trong lịch sử, khi các vụ phun trào của nó đã được ghi lại trong 2.000 năm qua, từ thời La Mã cổ đại.Núi lửa Vesuvius: Đây là ngọn núi lửa ở vịnh Naples ở phía nam Italy. Núi lửa Vesuvius phun trào hơn 30 lần. Lần phun trào khủng khiếp nhất xảy ra vào năm 79. Lượng tro mà núi phun ra đủ lớn để bao phủ hoàn toàn hai thành phố Pompeii và Stabiae.Nhiệt độ môi trường lên tới 500 độ C. Nhiều người dân ở quanh núi lửa chết mà không kịp có phản xạ tự vệ hoặc tỏ ra đau đớn. Đó là kết luận của các nhà khảo cổ Italy, sau khi nghiên cứu 80 bộ xương bị vùi trong tro bụi ở những ngôi mộ quanh chân núi Vesuvius.Núi lửa Krakatoa: Đây là tên hòn đảo núi lửa nằm giữa đảo Java và đảo Sumatra của Indonesia. Vào năm 1883, một ngọn núi lửa trên đảo Krakatoa tỉnh giấc với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử. Âm thanh phun trào của khói và dung nham bay xa tới vài nghìn km.Vài trăm người trong một thị trấn trên đảo Sumatra chết gần như ngay lập tức. Hoạt động của núi lửa Krakatoa gây nên những cơn siêu sóng thần. Khoảng 36.000 người thiệt mạng vì thảm họa.Núi lửa St. Helen: Núi lửa nằm ở Mỹ ngủ yên hơn 120 năm trước khi phun trào vào năm 1980. Tro bụi nóng và dung nham phụt lên với tốc độ ít nhất 480 km/h và lan xa khoảng 24 km. Cùng lúc đó một cột khói hình nấm có chiều cao gần 26 km bay lên không trung, phủ kín ba bang gần đó.57 người và vài nghìn động vật chết vùi trong bụi, còn tổng diện tích những khu rừng bị hủy diệt vào khoảng 320 km2. Vào năm 1982, quốc hội Mỹ và Tổng thống Ronald Reagan quyết định thành lập Đài tưởng niệm núi lửa quốc gia St. Helen xung quanh núi lửa này.Núi lửa Tambora: Vào năm 1815 núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa thuộc Indonesia ngày nay khiến cả một vùng chìm vào bóng tối. Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi cao khoảng 4.000 m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người.Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Thảm họa Tambora còn gây tác động lớn đối với khí hậu thế giới. Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C.Núi lửa Pelée: Nằm trên đảo Martinique, biển Caribbe và có độ cao 1.463m, núi lửa Pelée phun trào dữ dội vào tháng 5/1902, giết chết gần 30.000 người tại thành phố cảng St. Pierre trên đảo. Thảm họa khủng khiếp đến nỗi từ “pelean” – được dùng để mô tả loại bụi, khí và mây bụi của núi lửa Pelée – trở thành một thuật ngữ chuyên ngành về núi lửa.Sau khi thành phố St. Pierre bị hủy diệt, Pelée ngủ yên trong vài tháng. Song chẳng bao lâu sau các nhà địa chất phát hiện một hồ dung nham ngầm dâng lên độ cao 300 m từ đáy miệng núi lửa. Dung tram trào ra ngoài miệng vào tháng 3/1903.Núi lửa Pinatubo: Khi núi lửa Pinatubo ở Philippines phun trào vào năm 1991, lượng tro sulfuric mà nó giải phóng vào tầng bình lưu khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0,55 độ C trong hai năm tiếp theo.Với cột tro cao tới 35 km trong không trung. Vụ phun trào của Pinatubo vào năm 1991 là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20. Trước đó Pinatubo ngủ yên trong 6 thế kỷ.Mời độc giả xem video:Tràn lan ruốc siêu rẻ trên thị trường. Nguồn: VTV24.
Etna, núi lửa hoạt động tích cực nhất châu Âu Etna trên đảo Sicily của Italia hôm 7/7 đã phun trào dữ dội làm sáng rực bầu trời đêm. Đám tro bụi mà Etna nhả ra dài khoảng 4,8 km, bao phủ các khu vực xung quanh.
Etna cũng là núi lửa được ghi chép lâu nhất trong lịch sử, khi các vụ phun trào của nó đã được ghi lại trong 2.000 năm qua, từ thời La Mã cổ đại.
Núi lửa Vesuvius: Đây là ngọn núi lửa ở vịnh Naples ở phía nam Italy. Núi lửa Vesuvius phun trào hơn 30 lần. Lần phun trào khủng khiếp nhất xảy ra vào năm 79. Lượng tro mà núi phun ra đủ lớn để bao phủ hoàn toàn hai thành phố Pompeii và Stabiae.
Nhiệt độ môi trường lên tới 500 độ C. Nhiều người dân ở quanh núi lửa chết mà không kịp có phản xạ tự vệ hoặc tỏ ra đau đớn. Đó là kết luận của các nhà khảo cổ Italy, sau khi nghiên cứu 80 bộ xương bị vùi trong tro bụi ở những ngôi mộ quanh chân núi Vesuvius.
Núi lửa Krakatoa: Đây là tên hòn đảo núi lửa nằm giữa đảo Java và đảo Sumatra của Indonesia. Vào năm 1883, một ngọn núi lửa trên đảo Krakatoa tỉnh giấc với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử. Âm thanh phun trào của khói và dung nham bay xa tới vài nghìn km.
Vài trăm người trong một thị trấn trên đảo Sumatra chết gần như ngay lập tức. Hoạt động của núi lửa Krakatoa gây nên những cơn siêu sóng thần. Khoảng 36.000 người thiệt mạng vì thảm họa.
Núi lửa St. Helen: Núi lửa nằm ở Mỹ ngủ yên hơn 120 năm trước khi phun trào vào năm 1980. Tro bụi nóng và dung nham phụt lên với tốc độ ít nhất 480 km/h và lan xa khoảng 24 km. Cùng lúc đó một cột khói hình nấm có chiều cao gần 26 km bay lên không trung, phủ kín ba bang gần đó.
57 người và vài nghìn động vật chết vùi trong bụi, còn tổng diện tích những khu rừng bị hủy diệt vào khoảng 320 km2. Vào năm 1982, quốc hội Mỹ và Tổng thống Ronald Reagan quyết định thành lập Đài tưởng niệm núi lửa quốc gia St. Helen xung quanh núi lửa này.
Núi lửa Tambora: Vào năm 1815 núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa thuộc Indonesia ngày nay khiến cả một vùng chìm vào bóng tối. Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi cao khoảng 4.000 m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người.
Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Thảm họa Tambora còn gây tác động lớn đối với khí hậu thế giới. Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C.
Núi lửa Pelée: Nằm trên đảo Martinique, biển Caribbe và có độ cao 1.463m, núi lửa Pelée phun trào dữ dội vào tháng 5/1902, giết chết gần 30.000 người tại thành phố cảng St. Pierre trên đảo. Thảm họa khủng khiếp đến nỗi từ “pelean” – được dùng để mô tả loại bụi, khí và mây bụi của núi lửa Pelée – trở thành một thuật ngữ chuyên ngành về núi lửa.
Sau khi thành phố St. Pierre bị hủy diệt, Pelée ngủ yên trong vài tháng. Song chẳng bao lâu sau các nhà địa chất phát hiện một hồ dung nham ngầm dâng lên độ cao 300 m từ đáy miệng núi lửa. Dung tram trào ra ngoài miệng vào tháng 3/1903.
Núi lửa Pinatubo: Khi núi lửa Pinatubo ở Philippines phun trào vào năm 1991, lượng tro sulfuric mà nó giải phóng vào tầng bình lưu khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0,55 độ C trong hai năm tiếp theo.
Với cột tro cao tới 35 km trong không trung. Vụ phun trào của Pinatubo vào năm 1991 là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20. Trước đó Pinatubo ngủ yên trong 6 thế kỷ.
Mời độc giả xem video:Tràn lan ruốc siêu rẻ trên thị trường. Nguồn: VTV24.