Mới đây, giới khoa học công bố phát hiện một loài chuột cây mới, có tên khoa học là Chiromyscus thomasi ở gần đèo Lũng Lô, Sơn La. Loài này có đặc điểm là lông rậm, mượt, chiều dài thân và đầu từ 14-18 cm, chiều dài đuôi từ 20-23 cm. Má, mặt bên của cổ và hai chân phía trước của loài chuột này có màu màu vàng cam sáng. Viền mắt màu đen tạo thành đặc trưng của giống chuột này. Ngoài Sơn La, mẫu vật của loài chuột cây Chiromyscus thomasi còn được thu thập tại Lào Cai, Kon Tum và Nghệ An. Ảnh: ZooKeys. Nhái cây sần, có tên khoa học là Philautus petilus, là loài ếch cây mới, phát hiện lần đầu ở Việt Nam. Mẫu vật của loài thu được tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào tháng 9/2014. Loài này có kích thước nhỏ, cơ thể thon dài, các cá thể được ghi nhận có màu nâu nhạt với các vệt đen mảnh trên mặt lưng và hai bên của đầu và thân có mầu nâu sẫm. Ảnh: Lê Trung Dũng. Tháng 8/2014, các nhà nghiên cứu công bố phát hiện loài ếch cây rêu mới Kurixalus viridescens tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (Khánh Hòa) và Vườn Quốc Gia Bìdoup Núi Bà (Lâm Đồng). Loài này có kích thước trung bình, con đực nhỏ hơn con cái. Kích thước con cái từ 28.7–36.6mm. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng 13,8 đến 38,0% so với chiều dài thân. Mõm nhỏ từ 5,2 đến 14,3% so với chiều dài thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung. Loài ve sầu, được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn là Semia gialaiensis được công nhận phát hiện mới vào tháng 6/2014. Mẫu vật của loài Semia gialaiensis được thu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Loài mới này có cấu trúc bộ phận sinh dục khác với các loài khác thuộc giống Semia bởi cấu trúc thùy uncus. Chúng có chiều dài cơ thể 32,8–33,4mm, cánh trước dài 43,1-44,6mm, chiều rộng của đầu 8,7-9,1mm. Ảnh: con đực loài ve sầu Semia gialaiensis: A, nhìn từ mặt lưng. B, nhìn từ mặt bụng. Phát hiện 2 loài cóc đốm mới thuộc giống Kalophrynus ở Việt Nam. Phát hiện đầu tiên là loài cóc đốm tre Kalophrynus cryptophonus ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Loài cóc đốm tre này có kích cỡ nhỏ, với chiều dài mút mõm-hậu môn khoảng 23-30 mm, mút mõm nhọn, vùng da ở hàm của con đực có gai nhọn. Ảnh: Zootaxa, 2014. Loài cóc thứ 2 được công bố phát hiện là cóc đốm hòn bà, có tên khoa học là Kalophrynus honbaensis, được đặt theo địa danh khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hoà, nơi phát hiện mẫu vật. Loài mới này có kích cỡ trung bình, phân biệt với các loài khác bởi kích thước giữa lưng (đỉnh mõm và hậu môn) 26,7-36,8mm ở con đực, khóe mắt riêng biệt, con đực không có gai phân biệt bên mép hàm dưới. Ảnh: Vitaly Trounov. Loài thằn lằn ngón mới ở mũi Cực đông, Khánh Hoà. Loài thằn lằn mới có tên khoa học là Cyrtodactylus cucdongensis, được đặt tên theo vùng phân bố thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà. Chúng có kích thước trung bình, trên lưng có các đốm màu nâu nhạt, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Chiều dài đầu và thân tới 65,9mm, thân có màu nâu nhạt với một vệt sẫm màu sau gáy và 4 vệt sẫm màu ngang thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung. Thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện ở núi Bà Đen, Tây Ninh. Loài thằn lằn ngón mới được đặt tên thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae, theo tên của TS. Nguyễn Thị Liên Thương. Chúng có chiều dài đầu và thân đạt tới 78mm, trên lưng có các đốm màu nâu sẫm, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Ảnh: Phùng Mỹ Trung. Tháng 4/2014, loài ếch cây mới thuộc giống Gracixalus được công bố phát hiện, mẫu vật thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum. Ếch cây gai mới có tên khoa học là Gracixalus lamarius, trên lưng con đực có các nốt sần (gai) đặc trưng hình nón. Con đực có chiều dài thân 38,9 - 41,6mm, con cái 36,3mm, lưng chúng có màu nâu và vàng, bụng màu vàng, màng nhĩ không rõ, mống mắt vàng tối. Ảnh: Zootaxa. Thằn lằn chân nửa lá bà nà Hemiphyllodactylus banaensis. Loài sinh vật rừng mới được đặt tên theo địa danh nơi phát hiện ra chúng là Khu Bảo Tồn Thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Đà Nẵng. Loài thằn lằn này có kích thước nhỏ, chiều dài đầu thân lớn nhất của con cái là 51mm. Đầu chúng có những đốm đen nhỏ, xen kẽ với những chấm trắng, thân có màu nâu với những đốm vằn vện ngang, đuôi có vạch ngang. Ảnh: Phạm Hồng Thái. Từ đầu năm 2014, 17 loài loài chuồn chuồn mới liên tiếp được công bố cho khu hệ Việt Nam, trong đó có 7 loài mới (new species) cho khoa học và 10 loài ghi nhận mới (new record). Ảnh: Loài chuồn chuồn mới Atrocalopteryx auco Hämäläinen, Các loài chuồn chuồn mới phát hiện chủ yếu được ghi nhận tại hai địa điểm là Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng rừng núi thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, những khu vực có đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Ảnh: Loài Fukienogomphus Promineus.
Mới đây, giới khoa học công bố phát hiện một loài chuột cây mới, có tên khoa học là Chiromyscus thomasi ở gần đèo Lũng Lô, Sơn La. Loài này có đặc điểm là lông rậm, mượt, chiều dài thân và đầu từ 14-18 cm, chiều dài đuôi từ 20-23 cm. Má, mặt bên của cổ và hai chân phía trước của loài chuột này có màu màu vàng cam sáng. Viền mắt màu đen tạo thành đặc trưng của giống chuột này. Ngoài Sơn La, mẫu vật của loài chuột cây Chiromyscus thomasi còn được thu thập tại Lào Cai, Kon Tum và Nghệ An. Ảnh: ZooKeys.
Nhái cây sần, có tên khoa học là Philautus petilus, là loài ếch cây mới, phát hiện lần đầu ở Việt Nam. Mẫu vật của loài thu được tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào tháng 9/2014. Loài này có kích thước nhỏ, cơ thể thon dài, các cá thể được ghi nhận có màu nâu nhạt với các vệt đen mảnh trên mặt lưng và hai bên của đầu và thân có mầu nâu sẫm. Ảnh: Lê Trung Dũng.
Tháng 8/2014, các nhà nghiên cứu công bố phát hiện loài ếch cây rêu mới Kurixalus viridescens tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (Khánh Hòa) và Vườn Quốc Gia Bìdoup Núi Bà (Lâm Đồng). Loài này có kích thước trung bình, con đực nhỏ hơn con cái. Kích thước con cái từ 28.7–36.6mm. Chiều dài đầu ngắn hơn chiều rộng 13,8 đến 38,0% so với chiều dài thân. Mõm nhỏ từ 5,2 đến 14,3% so với chiều dài thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Loài ve sầu, được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn là Semia gialaiensis được công nhận phát hiện mới vào tháng 6/2014. Mẫu vật của loài Semia gialaiensis được thu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Loài mới này có cấu trúc bộ phận sinh dục khác với các loài khác thuộc giống Semia bởi cấu trúc thùy uncus. Chúng có chiều dài cơ thể 32,8–33,4mm, cánh trước dài 43,1-44,6mm, chiều rộng của đầu 8,7-9,1mm. Ảnh: con đực loài ve sầu Semia gialaiensis: A, nhìn từ mặt lưng. B, nhìn từ mặt bụng.
Phát hiện 2 loài cóc đốm mới thuộc giống Kalophrynus ở Việt Nam. Phát hiện đầu tiên là loài cóc đốm tre Kalophrynus cryptophonus ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Loài cóc đốm tre này có kích cỡ nhỏ, với chiều dài mút mõm-hậu môn khoảng 23-30 mm, mút mõm nhọn, vùng da ở hàm của con đực có gai nhọn. Ảnh: Zootaxa, 2014.
Loài cóc thứ 2 được công bố phát hiện là cóc đốm hòn bà, có tên khoa học là Kalophrynus honbaensis, được đặt theo địa danh khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hoà, nơi phát hiện mẫu vật. Loài mới này có kích cỡ trung bình, phân biệt với các loài khác bởi kích thước giữa lưng (đỉnh mõm và hậu môn) 26,7-36,8mm ở con đực, khóe mắt riêng biệt, con đực không có gai phân biệt bên mép hàm dưới. Ảnh: Vitaly Trounov.
Loài thằn lằn ngón mới ở mũi Cực đông, Khánh Hoà. Loài thằn lằn mới có tên khoa học là Cyrtodactylus cucdongensis, được đặt tên theo vùng phân bố thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà. Chúng có kích thước trung bình, trên lưng có các đốm màu nâu nhạt, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Chiều dài đầu và thân tới 65,9mm, thân có màu nâu nhạt với một vệt sẫm màu sau gáy và 4 vệt sẫm màu ngang thân. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae. Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện ở núi Bà Đen, Tây Ninh. Loài thằn lằn ngón mới được đặt tên thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae, theo tên của TS. Nguyễn Thị Liên Thương. Chúng có chiều dài đầu và thân đạt tới 78mm, trên lưng có các đốm màu nâu sẫm, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Tháng 4/2014, loài ếch cây mới thuộc giống Gracixalus được công bố phát hiện, mẫu vật thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Kon Tum. Ếch cây gai mới có tên khoa học là Gracixalus lamarius, trên lưng con đực có các nốt sần (gai) đặc trưng hình nón. Con đực có chiều dài thân 38,9 - 41,6mm, con cái 36,3mm, lưng chúng có màu nâu và vàng, bụng màu vàng, màng nhĩ không rõ, mống mắt vàng tối. Ảnh: Zootaxa.
Thằn lằn chân nửa lá bà nà Hemiphyllodactylus banaensis. Loài sinh vật rừng mới được đặt tên theo địa danh nơi phát hiện ra chúng là Khu Bảo Tồn Thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Đà Nẵng. Loài thằn lằn này có kích thước nhỏ, chiều dài đầu thân lớn nhất của con cái là 51mm. Đầu chúng có những đốm đen nhỏ, xen kẽ với những chấm trắng, thân có màu nâu với những đốm vằn vện ngang, đuôi có vạch ngang. Ảnh: Phạm Hồng Thái.
Từ đầu năm 2014, 17 loài loài chuồn chuồn mới liên tiếp được công bố cho khu hệ Việt Nam, trong đó có 7 loài mới (new species) cho khoa học và 10 loài ghi nhận mới (new record). Ảnh: Loài chuồn chuồn mới Atrocalopteryx auco Hämäläinen,
Các loài chuồn chuồn mới phát hiện chủ yếu được ghi nhận tại hai địa điểm là Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng rừng núi thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, những khu vực có đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Ảnh: Loài Fukienogomphus Promineus.