Các nhà khoa học vừa giải mã loại tín hiệu vũ trụ bí ẩn, gọi là "chớp sóng vô tuyến" (FRB), thường bắt được từ các thiên hà xa xôi. (Ảnh: Newsweek)Nghiên cứu do TS. Dang Pham từ Đại học Toronto dẫn đầu cho thấy FRB có thể xuất phát từ các sao neutron, tàn dư giàu năng lượng của những ngôi sao đã chết, khi chúng bị tiểu hành tinh hoặc sao chổi va vào.(Ảnh: EurekAlert!)Sao neutron có khối lượng lớn hơn Mặt Trời nhưng chỉ có đường kính khoảng 20 km, sở hữu trường hấp dẫn và từ trường mạnh nhất vũ trụ. (Ảnh: Sci.News)Khi bị tác động, chúng phát ra xung vô tuyến mạnh mẽ, tương tự "tiếng thét" vang khắp không gian. (Ảnh: Space.com)Một va chạm nhỏ trên sao neutron cũng đủ giải phóng năng lượng để nhân loại sử dụng trong 100 triệu năm.(Ảnh: Earth.com)Nghiên cứu cho rằng các vật thể giữa các vì sao (ISO), như tiểu hành tinh và sao chổi, hiện diện đủ nhiều để liên tục tấn công sao neutron, tạo ra số lượng lớn FRB.(Ảnh: Sky & Telescope)Điều này giải thích vì sao ước tính có đến 10.000 FRB xảy ra mỗi ngày trên bầu trời Trái Đất.(Ảnh: Newsweek)Những đặc tính của va chạm này cũng trùng khớp với dữ liệu FRB đã quan sát được, giúp củng cố giả thuyết này.(Ảnh: Earth.com)Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ "tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.
Các nhà khoa học vừa giải mã loại tín hiệu vũ trụ bí ẩn, gọi là "chớp sóng vô tuyến" (FRB), thường bắt được từ các thiên hà xa xôi. (Ảnh: Newsweek)
Nghiên cứu do TS. Dang Pham từ Đại học Toronto dẫn đầu cho thấy FRB có thể xuất phát từ các sao neutron, tàn dư giàu năng lượng của những ngôi sao đã chết, khi chúng bị tiểu hành tinh hoặc sao chổi va vào.(Ảnh: EurekAlert!)
Sao neutron có khối lượng lớn hơn Mặt Trời nhưng chỉ có đường kính khoảng 20 km, sở hữu trường hấp dẫn và từ trường mạnh nhất vũ trụ. (Ảnh: Sci.News)
Khi bị tác động, chúng phát ra xung vô tuyến mạnh mẽ, tương tự "tiếng thét" vang khắp không gian. (Ảnh: Space.com)
Một va chạm nhỏ trên sao neutron cũng đủ giải phóng năng lượng để nhân loại sử dụng trong 100 triệu năm.(Ảnh: Earth.com)
Nghiên cứu cho rằng các vật thể giữa các vì sao (ISO), như tiểu hành tinh và sao chổi, hiện diện đủ nhiều để liên tục tấn công sao neutron, tạo ra số lượng lớn FRB.(Ảnh: Sky & Telescope)
Điều này giải thích vì sao ước tính có đến 10.000 FRB xảy ra mỗi ngày trên bầu trời Trái Đất.(Ảnh: Newsweek)
Những đặc tính của va chạm này cũng trùng khớp với dữ liệu FRB đã quan sát được, giúp củng cố giả thuyết này.(Ảnh: Earth.com)
Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ "tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.