Rrắn hổ mang Ai cập sống chủ yếu ở phía bắc châu Phi. Ngoài ra, lãnh thổ của chúng cũng bao gồm các khu vực Tây Phi phía nam Sahara, lưu vực Congo, Kenya, Tanzania, cũng như các khu vực phía nam của bán đảo Ả Rập.Rắn hổ mang Ai Cập không bị giới hạn bởi một loại môi trường sống nào cả. Nó có thể sống cả trên thảo nguyên, môi trường khô và ẩm ướt, cũng như ở những vùng bán khô cằn, thiếu nước và thực vật. Tương tự như nhiều loài rắn hổ mang khác, loài rắn hổ mang Ai Cập có thể cùng tồn tại với con người. Ở châu Phi, chúng thường mò vào khu dân cư để tìm thức ăn như gà và chuột.Hổ mang Ai Cập chắc chắn là một động vật ưa nhiệt, bởi vì chúng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nóng, khô cằn của Bắc Phi. Mặc dù chúng là là một loài sống trên cạn nhưng chúng thích được ở gần nguồn nước. Chúng cũng có thể bơi và leo lên cây. Ngược lại, khu vực sinh sản thường là các khu vực bỏ hoang, hốc, khe đá hoặc trong các tổ mối bỏ hoang.Chiều dài cơ thể trung bình của hổ mang Ai cập là khoảng 1-2 m nhưng cá thể lớn nhất có thể lên đến 3 m. Các tính năng đặc trưng nhất của hổ mang Ai Cập chắc chắn là cái bành lớn bao quanh đầu. Đôi mắt to với con ngươi hình tròn. Cơ thể hình trụ và cái đuôi dài, khỏe. Hầu hết rắn hổ mang Ai Cập có bộ vảy màu nâu với độ sáng tối khác nhau. Thường có một họa tiết hình giọt nước mắt dưới mắt. Một số cá thể có màu đồng đỏ hoặc nâu xám, và hầu hết hổ mang vùng Tây Bắc Phi (chủ yếu là Morocco và Tây Sahara) có vảy gần như hoàn toàn đen. Phần bụng có thể có màu kem, vàng nâu, xám, xanh xám, nâu đậm hoặc đen; những đốm đen cũng thường xuất hiện trên phần này. Nọc độc của rắn hổ mang Ai Cập bao gồm chủ yếu là các độc tố thần kinh và độc tố tế bào. Trong một nhát cắn chúng có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc (Liều lượng gây chết 50% đối với chuột là 1,15 mg / kg).Các vết cắn gây đau đớn và sau một thời gian thì sưng, bầm tím, mọc mụn nước và sau đó hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu và chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là ngã gục hoặc co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc gây giãn cơ nghiêm trọng. Do thành phần của nó, độc tố này tác động đến hệ thần kinh, ngăn chặn cơ thể truyền xung thần kinh đến các cơ, dẫn đến ngừng tim và suy giảm chức năng phổi. Nguyên nhân chính gây tử vong là do suy hô hấp. Không giống như các loài hổ mang châu Phi khác (ví dụ: rắn hổ mang đỏ - Naja pallida), rắn hổ mang Ai Cập không phun ra nọc độc.Hổ mang Ai Cập ăn cóc là chính, nhưng cũng săn các loài động vật có vú nhỏ (chủ yếu là động vật gặm nhấm), chim, thằn lằn, trứng và thậm chí cả cá. Trong các sở thú, chúng được được nuôi bằng chuột, trung bình 2 lần mỗi tháng.Hổ mang Ai Cập hoạt động nhiều nhất là vào lúc hoàng hôn hoặc vào ban đêm. Trong ngày, dễ tìm thấy chúng trong vào đầu buổi sáng khi chúng sưởi ấm dưới ánh mặt trời. Mỗi con thường chỉ sống trong một cái hang duy nhất và luôn trở về đó. Tuy nhiên chúng cũng không ngại bò vào nhà dân để bắt chim cảnh. Nếu con rắn hổ mang thấy bất kì thứ gì tiến lại gần, nó lập tức bỏ trốn. Tuy nhiên, khi không thể trốn thoát, nó dựng đầu lên, mở rộng cái bành để đe dọa kẻ thù rồi tấn công. Ngoài ra, nọc độc của chúng gây chết người nếu không có can thiệp y tế kịp thời. Mỗi lứa hổ mang Ai Cập đẻ 20 quả trứng, dài 5-6,4 cm trong tổ dưới dất. Thời gian ấp trứng kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó rắn dài 23-33 cm nở ra. Chúng đạt đến sự trưởng thành về sinh sản sau 2-3 năm. Mời quý vị xem video: Thầy rắn Ấn Độ tay không giải cứu rắn hổ mang chúa khổng lồ
Rrắn hổ mang Ai cập sống chủ yếu ở phía bắc châu Phi. Ngoài ra, lãnh thổ của chúng cũng bao gồm các khu vực Tây Phi phía nam Sahara, lưu vực Congo, Kenya, Tanzania, cũng như các khu vực phía nam của bán đảo Ả Rập.
Rắn hổ mang Ai Cập không bị giới hạn bởi một loại môi trường sống nào cả. Nó có thể sống cả trên thảo nguyên, môi trường khô và ẩm ướt, cũng như ở những vùng bán khô cằn, thiếu nước và thực vật. Tương tự như nhiều loài rắn hổ mang khác, loài rắn hổ mang Ai Cập có thể cùng tồn tại với con người. Ở châu Phi, chúng thường mò vào khu dân cư để tìm thức ăn như gà và chuột.
Hổ mang Ai Cập chắc chắn là một động vật ưa nhiệt, bởi vì chúng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nóng, khô cằn của Bắc Phi. Mặc dù chúng là là một loài sống trên cạn nhưng chúng thích được ở gần nguồn nước. Chúng cũng có thể bơi và leo lên cây. Ngược lại, khu vực sinh sản thường là các khu vực bỏ hoang, hốc, khe đá hoặc trong các tổ mối bỏ hoang.
Chiều dài cơ thể trung bình của hổ mang Ai cập là khoảng 1-2 m nhưng cá thể lớn nhất có thể lên đến 3 m. Các tính năng đặc trưng nhất của hổ mang Ai Cập chắc chắn là cái bành lớn bao quanh đầu. Đôi mắt to với con ngươi hình tròn. Cơ thể hình trụ và cái đuôi dài, khỏe.
Hầu hết rắn hổ mang Ai Cập có bộ vảy màu nâu với độ sáng tối khác nhau. Thường có một họa tiết hình giọt nước mắt dưới mắt. Một số cá thể có màu đồng đỏ hoặc nâu xám, và hầu hết hổ mang vùng Tây Bắc Phi (chủ yếu là Morocco và Tây Sahara) có vảy gần như hoàn toàn đen. Phần bụng có thể có màu kem, vàng nâu, xám, xanh xám, nâu đậm hoặc đen; những đốm đen cũng thường xuất hiện trên phần này.
Nọc độc của rắn hổ mang Ai Cập bao gồm chủ yếu là các độc tố thần kinh và độc tố tế bào. Trong một nhát cắn chúng có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc (Liều lượng gây chết 50% đối với chuột là 1,15 mg / kg).
Các vết cắn gây đau đớn và sau một thời gian thì sưng, bầm tím, mọc mụn nước và sau đó hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu và chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là ngã gục hoặc co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc gây giãn cơ nghiêm trọng.
Do thành phần của nó, độc tố này tác động đến hệ thần kinh, ngăn chặn cơ thể truyền xung thần kinh đến các cơ, dẫn đến ngừng tim và suy giảm chức năng phổi. Nguyên nhân chính gây tử vong là do suy hô hấp. Không giống như các loài hổ mang châu Phi khác (ví dụ: rắn hổ mang đỏ - Naja pallida), rắn hổ mang Ai Cập không phun ra nọc độc.
Hổ mang Ai Cập ăn cóc là chính, nhưng cũng săn các loài động vật có vú nhỏ (chủ yếu là động vật gặm nhấm), chim, thằn lằn, trứng và thậm chí cả cá. Trong các sở thú, chúng được được nuôi bằng chuột, trung bình 2 lần mỗi tháng.
Hổ mang Ai Cập hoạt động nhiều nhất là vào lúc hoàng hôn hoặc vào ban đêm. Trong ngày, dễ tìm thấy chúng trong vào đầu buổi sáng khi chúng sưởi ấm dưới ánh mặt trời. Mỗi con thường chỉ sống trong một cái hang duy nhất và luôn trở về đó. Tuy nhiên chúng cũng không ngại bò vào nhà dân để bắt chim cảnh. Nếu con rắn hổ mang thấy bất kì thứ gì tiến lại gần, nó lập tức bỏ trốn. Tuy nhiên, khi không thể trốn thoát, nó dựng đầu lên, mở rộng cái bành để đe dọa kẻ thù rồi tấn công. Ngoài ra, nọc độc của chúng gây chết người nếu không có can thiệp y tế kịp thời.
Mỗi lứa hổ mang Ai Cập đẻ 20 quả trứng, dài 5-6,4 cm trong tổ dưới dất. Thời gian ấp trứng kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó rắn dài 23-33 cm nở ra. Chúng đạt đến sự trưởng thành về sinh sản sau 2-3 năm.
Mời quý vị xem video: Thầy rắn Ấn Độ tay không giải cứu rắn hổ mang chúa khổng lồ