Theo TS. Nguyễn Văn Hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các loại rác có nguồn gốc sinh học (từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái/đánh bắt tự nhiên) đều là rác thải hữu cơ. Trong gia đình, nguồn rác thải hữu cơ hàng ngày bắt nguồn từ: sản phẩm phụ không sử dụng ví dụ cọng rau, vỏ quả, bã chè, bã tôm, cua.. và thực phẩm thừa sau bữa ăn: cơm, canh, thịt, cá, rau…
TS. Nguyễn Văn Hội cho biết, ở quy mô lớn, rác thải hữu cơ có thể dùng sản xuất phân hữu cơ công nghiệp, tạo khí đốt, phát điện... Với hộ gia đình, có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi (cọng rau, cơm thừa… dùng làm thức ăn cho gà, vịt, lợn), đặc biệt có thể dùng làm chất dinh dưỡng sạch bón cho cây trồng.Theo TS. Nguyễn Văn Hội, rác thải hữu cơ trong nhà bếp có thành phần dinh dưỡng cao và đa dạng thành phần dinh dưỡng. Vì thế, khi bón cho cây trồng, chúng tốt hơn cả các loại phân bón hóa học. Có nhiều cách để biến rác thải hữu cơ trong gia đình thành phân bón cho cây trồng.
Đơn giản nhất là bạn có thể chôn lấp trực tiếp vào đất. Cách này có ưu điểm là thực hiện dễ, có lợi cho động vật và vi sinh vật trong đất, cũng như dinh dưỡng đất. Tuy nhiên, nhược điểm là việc đào xới gây hại cho cấu trúc đất. Hơn nữa, nếu không vùi lấp cẩn thận, rác thải dư thừa dễ sinh mùi khó chịu do quá trình phân hủy tự nhiên, dễ bị chuột bọ đào bới.
Vì vậy, với các chất thải hữu cơ nhiều dưỡng chất và dễ sinh mùi như thịt cá thừa, bã tôm, cua.. bạn cần vùi chúng xuống đất. Các rác khác ít dưỡng chất không sinh mùi trong điều kiện tự nhiên như rác rau, cơm thừa… có thể rải đều lên mặt luống đất trồng cây làm lớp phủ và để phân hủy tự nhiên….
Một cách nữa là sử dụng máy phân hủy rác hữu cơ. Với những chiếc máy này, hàng ngày (hoặc 2-3 ngày) tùy vào lượng rác hữu cơ của từng dư thừa, bạn chỉ cần đổ rác hữu cơ vào, nhấn nút. Máy sẽ cho sản phẩm đầu ra là dinh dưỡng để bón cho cây trồng.
Hoặc, bạn có thể xay nhuyễn thức ăn thừa, pha loãng, sau đó sử dụng trực tiếp để tưới cây trong điều kiện thoáng đãng.
Ngoài ra, bạn có thể ủ phân hữu cơ. Rác thải được cho vào hố ủ (hoặc thùng ủ), có thể trộn thêm chế phẩm sinh học giúp quá trình ủ diễn ra trong thời gian ngắn, phân hủy nhanh bã hữu cơ, khử mùi hôi của rác thải, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn mầm bệnh có hại. Sau đó đậy nắp lại.
TS. Nguyễn Văn Hội cho biết thêm, phân hữu cơ phân hủy chậm và hiệu lực kéo dài. Bởi vậy gia đình có thể sử dụng cho cây trồng bất cứ khi nào có nguồn rác thải. Mời độc giả xem video:Trải nghiệm múa lân sư rồng. Nguồn:VTV TSTC.
Theo TS. Nguyễn Văn Hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các loại rác có nguồn gốc sinh học (từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái/đánh bắt tự nhiên) đều là rác thải hữu cơ. Trong gia đình, nguồn rác thải hữu cơ hàng ngày bắt nguồn từ: sản phẩm phụ không sử dụng ví dụ cọng rau, vỏ quả, bã chè, bã tôm, cua.. và thực phẩm thừa sau bữa ăn: cơm, canh, thịt, cá, rau…
TS. Nguyễn Văn Hội cho biết, ở quy mô lớn, rác thải hữu cơ có thể dùng sản xuất phân hữu cơ công nghiệp, tạo khí đốt, phát điện... Với hộ gia đình, có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi (cọng rau, cơm thừa… dùng làm thức ăn cho gà, vịt, lợn), đặc biệt có thể dùng làm chất dinh dưỡng sạch bón cho cây trồng.
Theo TS. Nguyễn Văn Hội, rác thải hữu cơ trong nhà bếp có thành phần dinh dưỡng cao và đa dạng thành phần dinh dưỡng. Vì thế, khi bón cho cây trồng, chúng tốt hơn cả các loại phân bón hóa học. Có nhiều cách để biến rác thải hữu cơ trong gia đình thành phân bón cho cây trồng.
Đơn giản nhất là bạn có thể chôn lấp trực tiếp vào đất. Cách này có ưu điểm là thực hiện dễ, có lợi cho động vật và vi sinh vật trong đất, cũng như dinh dưỡng đất. Tuy nhiên, nhược điểm là việc đào xới gây hại cho cấu trúc đất. Hơn nữa, nếu không vùi lấp cẩn thận, rác thải dư thừa dễ sinh mùi khó chịu do quá trình phân hủy tự nhiên, dễ bị chuột bọ đào bới.
Vì vậy, với các chất thải hữu cơ nhiều dưỡng chất và dễ sinh mùi như thịt cá thừa, bã tôm, cua.. bạn cần vùi chúng xuống đất. Các rác khác ít dưỡng chất không sinh mùi trong điều kiện tự nhiên như rác rau, cơm thừa… có thể rải đều lên mặt luống đất trồng cây làm lớp phủ và để phân hủy tự nhiên….
Một cách nữa là sử dụng máy phân hủy rác hữu cơ. Với những chiếc máy này, hàng ngày (hoặc 2-3 ngày) tùy vào lượng rác hữu cơ của từng dư thừa, bạn chỉ cần đổ rác hữu cơ vào, nhấn nút. Máy sẽ cho sản phẩm đầu ra là dinh dưỡng để bón cho cây trồng.
Hoặc, bạn có thể xay nhuyễn thức ăn thừa, pha loãng, sau đó sử dụng trực tiếp để tưới cây trong điều kiện thoáng đãng.
Ngoài ra, bạn có thể ủ phân hữu cơ. Rác thải được cho vào hố ủ (hoặc thùng ủ), có thể trộn thêm chế phẩm sinh học giúp quá trình ủ diễn ra trong thời gian ngắn, phân hủy nhanh bã hữu cơ, khử mùi hôi của rác thải, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn mầm bệnh có hại. Sau đó đậy nắp lại.
TS. Nguyễn Văn Hội cho biết thêm, phân hữu cơ phân hủy chậm và hiệu lực kéo dài. Bởi vậy gia đình có thể sử dụng cho cây trồng bất cứ khi nào có nguồn rác thải.
Mời độc giả xem video:Trải nghiệm múa lân sư rồng. Nguồn:VTV TSTC.