Th.S Nguyễn Xuân Xanh, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, khi trồng rau trên ban công, sân thượng với mục tiêu năng suất, an toàn người dân phải nắm được một số nguyên tắc về lựa chọn chậu trồng, đất trồng, chủng loại cây và đặc biệt là cách bón phân cho rau.Để đảm bảo sạch, nhiều người chỉ tưới nước chứ không bón phân. Cách hiểu này là rất sai lầm, dẫn đến cây còi cọc, thậm chí là chết bởi thiếu dinh dưỡng. Cây phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mới tạo ra sản phẩm năng suất và chất lượng.Đặc biệt, cây trồng trong chậu ở ban công, sân thượng nên dinh dưỡng hạn chế, dễ bị tiêu hao do điều kiện nhiệt độ cao. Vì vậy việc bón phân càng cần chú trọng hơn bằng việc bón thường xuyên, đầy đủ và cân đối để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng.Quan trọng người trồng phải bón đúng kỹ thuật (đúng liều lượng, đúng chủng loại và thời điểm). Nếu bón sai kỹ thuật (bón quá nhiều đạm ure trước khi thu hoạch) dẫn đến hàm lượng nitrat trong rau vượt quá ngưỡng cho phép gây mất an toàn.Khi bón phân, bạn có thể kết hợp phân hữu cơ với phân hóa học (đạm, lân, kali, phân tổng hợp NPK…). Ngoài ra, bạn nên bón vào thời kỳ thời kỳ cây con, thời điểm cây ra hoa kết trái và kết thục bón trước khi thu hoạch 5-7 ngày.Ngoài phân bón hóa học, các gia đình có thể sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý (phân trâu, bò, lợn gà, phân trùn quế, tro, trấu…); các chế phẩm hữu cơ, chế phẩm sinh học (đạm cá, đạm đậu tương, chế phẩm EM các loại, dịch chuối…).Một cách khác là tận dụng rác thải hữu cơ tại nhà: vỏ hoa quả, rau, cơm thừa, vụn thịt cá tôm… ủ với chế phẩm EM trong khoảng 1 -2 tháng, lấy dung dịch ủ pha loãng tưới cho cây, phần bã bón cải tạo đất.Cùng với bón phân đúng cách, việc lựa chọn chậu trồng rau cũng quan trọng. Chậu trồng rau có thể sử dụng đa dạng (bồn xây, chậu xi măng, chậu nhựa, thùng xốp....) nhưng cần đảm bảo tính an toàn, thoát nước tốt và kích thước phù hợp với chủng loại cây trồng (chậu lớn trồng cây ăn quả, cây leo sinh khối lớn, chậu nhỏ trồng rau ngắn ngày…).Ngoài ra, bạn cần chú ý đến đất trồng rau: vì cây trồng trong điều kiện chậu, vại nên dễ bị tác động của điều kiện ngoại cảnh dẫn đến nhanh suy thoái đất, vì vậy đất trồng rau ban công sân thượng tốt nhất là đất phù sa có phối trộn thêm phân bón hữu cơ, tro trấu để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đảm bảo độ tơi xốp giúp cho cây trồng thuận lợi phát triển.Lựa chọn chủng loại cây trồng cũng cần được để ý. Bạn cần tìm hiểu đặc tính các chủng loại rau quả để lựa chọn thời vụ, vị trí trồng cho phù hợp. Có thể trồng phối hợp các loại cây với nhau để tận dụng không gian, cây vừa có khả năng hỗ trợ với nhau về mặt sinh thái để tạo ra nguồn sản phẩm đa dạng và chất lượng tốt.Mời bạn xem video:Cuộc Sống Các Ái Nữ thuộc Thế Hệ RICH KID VIỆT NAM Khiến Dân Tình Choáng Ngợp. Nguồn: Bản Tin Showbiz Việt.
Th.S Nguyễn Xuân Xanh, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, khi trồng rau trên ban công, sân thượng với mục tiêu năng suất, an toàn người dân phải nắm được một số nguyên tắc về lựa chọn chậu trồng, đất trồng, chủng loại cây và đặc biệt là cách bón phân cho rau.
Để đảm bảo sạch, nhiều người chỉ tưới nước chứ không bón phân. Cách hiểu này là rất sai lầm, dẫn đến cây còi cọc, thậm chí là chết bởi thiếu dinh dưỡng. Cây phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mới tạo ra sản phẩm năng suất và chất lượng.
Đặc biệt, cây trồng trong chậu ở ban công, sân thượng nên dinh dưỡng hạn chế, dễ bị tiêu hao do điều kiện nhiệt độ cao. Vì vậy việc bón phân càng cần chú trọng hơn bằng việc bón thường xuyên, đầy đủ và cân đối để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng.
Quan trọng người trồng phải bón đúng kỹ thuật (đúng liều lượng, đúng chủng loại và thời điểm). Nếu bón sai kỹ thuật (bón quá nhiều đạm ure trước khi thu hoạch) dẫn đến hàm lượng nitrat trong rau vượt quá ngưỡng cho phép gây mất an toàn.
Khi bón phân, bạn có thể kết hợp phân hữu cơ với phân hóa học (đạm, lân, kali, phân tổng hợp NPK…). Ngoài ra, bạn nên bón vào thời kỳ thời kỳ cây con, thời điểm cây ra hoa kết trái và kết thục bón trước khi thu hoạch 5-7 ngày.
Ngoài phân bón hóa học, các gia đình có thể sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý (phân trâu, bò, lợn gà, phân trùn quế, tro, trấu…); các chế phẩm hữu cơ, chế phẩm sinh học (đạm cá, đạm đậu tương, chế phẩm EM các loại, dịch chuối…).
Một cách khác là tận dụng rác thải hữu cơ tại nhà: vỏ hoa quả, rau, cơm thừa, vụn thịt cá tôm… ủ với chế phẩm EM trong khoảng 1 -2 tháng, lấy dung dịch ủ pha loãng tưới cho cây, phần bã bón cải tạo đất.
Cùng với bón phân đúng cách, việc lựa chọn chậu trồng rau cũng quan trọng. Chậu trồng rau có thể sử dụng đa dạng (bồn xây, chậu xi măng, chậu nhựa, thùng xốp....) nhưng cần đảm bảo tính an toàn, thoát nước tốt và kích thước phù hợp với chủng loại cây trồng (chậu lớn trồng cây ăn quả, cây leo sinh khối lớn, chậu nhỏ trồng rau ngắn ngày…).
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến đất trồng rau: vì cây trồng trong điều kiện chậu, vại nên dễ bị tác động của điều kiện ngoại cảnh dẫn đến nhanh suy thoái đất, vì vậy đất trồng rau ban công sân thượng tốt nhất là đất phù sa có phối trộn thêm phân bón hữu cơ, tro trấu để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa đảm bảo độ tơi xốp giúp cho cây trồng thuận lợi phát triển.
Lựa chọn chủng loại cây trồng cũng cần được để ý. Bạn cần tìm hiểu đặc tính các chủng loại rau quả để lựa chọn thời vụ, vị trí trồng cho phù hợp. Có thể trồng phối hợp các loại cây với nhau để tận dụng không gian, cây vừa có khả năng hỗ trợ với nhau về mặt sinh thái để tạo ra nguồn sản phẩm đa dạng và chất lượng tốt.
Mời bạn xem video:Cuộc Sống Các Ái Nữ thuộc Thế Hệ RICH KID VIỆT NAM Khiến Dân Tình Choáng Ngợp. Nguồn: Bản Tin Showbiz Việt.