Mấy tháng gần đây, rắn lục đuôi đỏ phát triển mạnh ở các tỉnh miền Trung, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên... Rắn thay vì ở các bờ bụi nơi thiên nhiên hoang dã, đã chui vào nhà nhiều người dân, gây hoang mang, hoảng sợ. Chuyện rắn cắn người thường xuyên xảy ra. Ở các tỉnh này, rất nhiều người phải nhập viện vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Nhiều người có những vết thương khủng khiếp. Ở các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, người dân áp dụng nhiều biện pháp dân gian để ngăn rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà. Họ giã, rắc quanh nhà những loại củ quả cay nóng hoặc có tinh dầu, mùi hắc nồng như tỏi, ớt... Đặc biệt, củ nén (còn gọi là hành tăm) được sử dụng nhiều nhất vì được cho là có tác dụng xua đuổi rắn. Chính vì nhà nhà mua củ nén ngăn rắn lục đuôi đỏ nên mặt hàng này đang bán đắt như tôm tươi, giá cả cũng vì thế mà tăng vùn vụt. Giá củ nén ngày thường chỉ 150.000-200.000 đồng/kg nhưng hiện nay tăng đến 500.000 đồng/kg, mà vẫn cháy hàng. Dân gian cho rằng mùi hăng, cay của củ nén, tỏi, ớt sẽ khiến rắn sợ mà tránh xa. Về khía cạnh khoa học, củ nén, hay các cây họ hành tỏi khác, chứa tinh dầu có các hợp chất lưu huỳnh như metylpen-tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, gây mùi cay nồng. Trên thế giới, nhiều nơi cũng truyền bá kinh nghiệm đuổi rắn bằng cách rắc bột lưu huỳnh hoặc giã hành tỏi. Tuy nhiên, khả năng đuổi rắn của hành tỏi cũng như các hợp chất lưu huỳnh chưa được kiểm chứng chặt chẽ về mặt khoa học. Thậm chí, chuyên gia Barbara Medford, thuộc Trung tâm Lady Bird Johnson Wildflower (Mỹ), khẳng định rằng, loài rắn có khả năng thích nghi tốt với môi trường, từ vùng sa mạc cho tới miền nhiệt đới, nên khó có loại cây nào đuổi được rắn. Nhiều tài liệu khoa học cũng khẳng định, ngay cả những loại cây được cho là kỵ rắn cũng không đuổi được chúng hoàn toàn. Bởi thế, các chuyên gia khuyến cáo, không nên dựa dẫm hoàn toàn vào việc rắc tỏi, ớt hay củ nén, mà chỉ nên coi đó là một trong những biện pháp phòng ngừa. Người dân vùng rắn lục đuôi đỏ đang hoành hành vẫn cần thêm những biện pháp phòng ngừa khác. Nếu ra đường vào ban đêm, cần có đèn pin, đi trên đường quang và quan sát kỹ. Khi làm đồng, cần đeo găng tay và dùng các thiết bị bảo hộ khác. Trước khi ngủ, cần kiểm tra kỹ chăn màn, giường, gầm giường, tủ, đóng kín các cửa... Cần phát quang bụi rậm, dọn những nơi tối, ẩm. Việc diệt chuột cũng góp phần tránh rắn chui vào nhà vì chuột là thức ăn của rắn.
Mấy tháng gần đây, rắn lục đuôi đỏ phát triển mạnh ở các tỉnh miền Trung, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên...
Rắn thay vì ở các bờ bụi nơi thiên nhiên hoang dã, đã chui vào nhà nhiều người dân, gây hoang mang, hoảng sợ. Chuyện rắn cắn người thường xuyên xảy ra.
Ở các tỉnh này, rất nhiều người phải nhập viện vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Nhiều người có những vết thương khủng khiếp.
Ở các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, người dân áp dụng nhiều biện pháp dân gian để ngăn rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà. Họ giã, rắc quanh nhà những loại củ quả cay nóng hoặc có tinh dầu, mùi hắc nồng như tỏi, ớt...
Đặc biệt, củ nén (còn gọi là hành tăm) được sử dụng nhiều nhất vì được cho là có tác dụng xua đuổi rắn.
Chính vì nhà nhà mua củ nén ngăn rắn lục đuôi đỏ nên mặt hàng này đang bán đắt như tôm tươi, giá cả cũng vì thế mà tăng vùn vụt.
Giá củ nén ngày thường chỉ 150.000-200.000 đồng/kg nhưng hiện nay tăng đến 500.000 đồng/kg, mà vẫn cháy hàng. Dân gian cho rằng mùi hăng, cay của củ nén, tỏi, ớt sẽ khiến rắn sợ mà tránh xa.
Về khía cạnh khoa học, củ nén, hay các cây họ hành tỏi khác, chứa tinh dầu có các hợp chất lưu huỳnh như metylpen-tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, gây mùi cay nồng. Trên thế giới, nhiều nơi cũng truyền bá kinh nghiệm đuổi rắn bằng cách rắc bột lưu huỳnh hoặc giã hành tỏi.
Tuy nhiên, khả năng đuổi rắn của hành tỏi cũng như các hợp chất lưu huỳnh chưa được kiểm chứng chặt chẽ về mặt khoa học.
Thậm chí, chuyên gia Barbara Medford, thuộc Trung tâm Lady Bird Johnson Wildflower (Mỹ), khẳng định rằng, loài rắn có khả năng thích nghi tốt với môi trường, từ vùng sa mạc cho tới miền nhiệt đới, nên khó có loại cây nào đuổi được rắn. Nhiều tài liệu khoa học cũng khẳng định, ngay cả những loại cây được cho là kỵ rắn cũng không đuổi được chúng hoàn toàn.
Bởi thế, các chuyên gia khuyến cáo, không nên dựa dẫm hoàn toàn vào việc rắc tỏi, ớt hay củ nén, mà chỉ nên coi đó là một trong những biện pháp phòng ngừa. Người dân vùng rắn lục đuôi đỏ đang hoành hành vẫn cần thêm những biện pháp phòng ngừa khác.
Nếu ra đường vào ban đêm, cần có đèn pin, đi trên đường quang và quan sát kỹ. Khi làm đồng, cần đeo găng tay và dùng các thiết bị bảo hộ khác. Trước khi ngủ, cần kiểm tra kỹ chăn màn, giường, gầm giường, tủ, đóng kín các cửa...
Cần phát quang bụi rậm, dọn những nơi tối, ẩm. Việc diệt chuột cũng góp phần tránh rắn chui vào nhà vì chuột là thức ăn của rắn.