Ở trung tâm Bắc Mỹ, các dòng nước hội tụ. Chúng được gọi là Ngũ Đại Hồ là có lý do. Đây là lưu vực nước ngọt lớn nhất trên thế giới. 1/5 lượng nước ngọt trên thế giới chảy từ hồ này sang hồ kia rồi tràn vào một eo biển hẹp duy nhất. Đôi bờ thu hẹp dần, dòng nước chảy xiết hơn.Khối nước trải rộng hơn 6.500km2 bị dồn vào một dòng chảy hẹp đổ xuống vách núi. Đây là một trong những kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nhất. Cứ mỗi giây lại có 1.500m3 nước đổ xuống từ vách núi tạo thành thác Niagara.Niagara thực tế là hai thác nước, một ở Mỹ và một ở Canada, tạo nên cảnh tượng kép. Thác ở Canada được khéo léo đặt tên là Móng Ngựa và thu hút khoảng 11 triệu người mỗi năm.Thác Niagara trở thành nơi đầu tiên có cầu treo đường sắt, vườn quốc gia đầu tiên của Mỹ và là một trong những điểm thu hút khách du lịch thực sự ở Bắc Mỹ.Bản thân thác Niagara rộng lớn, nước chảy mạnh, nên rất hiếm khi bị đóng băng hoàn toàn. Nhưng sương mù bao quanh thác có xu hướng đóng băng vào mùa đông tạo cảnh huyền ảo.Trong những tháng mùa đông, khu vực này biến thành xứ sở thần tiên đầy tuyết, từ màu xanh của tuyết phủ dưới chân thác đến cảnh vật xung quanh khoác màu áo trắng tinh khôi.Nhiệt độ ở Thác Niagara, New York vào thời điểm này khoảng âm 11 đến âm 1 độ C, một phần nước đóng băng và tuyết rơi khiến nhiều lớp đá quanh thác được bao phủ băng tuyết.Hình thái khúc xạ ánh sáng, tạo ra hình ảnh cầu vồng bảy sắc, ảo ảnh quang học làm cho giống như thác bị đóng băng hoàn toàn nhưng thực tế vẫn có phần nước chảy, Angela Berti, phát ngôn viên của Công viên thác nước Niagara cho biết.Theo Angela Berti, năm gần nhất thác nước hùng vỹ này đóng băng hoàn toàn ở phía Mỹ là năm 1938, trước đó là năm 1936. Đáng chú ý, năm 1848, phần thác ở cả Canada và Mỹ đều đóng băng.Mọi thứ từ những viên đá đến cầu thang điểm quan sát đều được bao phủ trong băng và tuyết.Không chỉ vậy, hầu như hàng năm, thường là vào tháng 1, những cây cầu băng hình thành ở chân thác Niagara kết nối Mỹ với Canada một cách tự nhiên.Nhiều mảng băng bám trên các tảng đá cạnh thác trông như tác phẩm nghệ thuật kỳ công.Thác Niagara bao gồm 3 hệ thống riêng biệt là thác Horseshoe, thác Mỹ và thác Bridal Veil.Nếu đến thăm địa điểm này vào thời điểm trước khi băng tuyết bắt đầu tan, du khách sẽ cảm tưởng sông Niagara trông giống cánh đồng băng giá hơn là một con sông.Dù không cao nhưng các thác Niagara rất rộng. Với hơn 168.000 mét khối nước rơi xuống mỗi phút vào thời điểm nhiều nhất, và trung bình gần 110.000 mét khối mỗi phút, đây là thác nước mạnh nhất ở Bắc Mỹ.Không chỉ ban ngày, hoàng hôn và buổi đêm tại thác Niagara cũng mang vẻ đẹp mê hoặc. Khu vực thác được chiếu sáng bằng đèn LED mỗi đêm với những ánh đèn đầy màu sắc được vẽ trên các gò tuyết dày, lung linh huyền ảo.
Ở trung tâm Bắc Mỹ, các dòng nước hội tụ. Chúng được gọi là Ngũ Đại Hồ là có lý do. Đây là lưu vực nước ngọt lớn nhất trên thế giới. 1/5 lượng nước ngọt trên thế giới chảy từ hồ này sang hồ kia rồi tràn vào một eo biển hẹp duy nhất. Đôi bờ thu hẹp dần, dòng nước chảy xiết hơn.
Khối nước trải rộng hơn 6.500km2 bị dồn vào một dòng chảy hẹp đổ xuống vách núi. Đây là một trong những kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ nhất. Cứ mỗi giây lại có 1.500m3 nước đổ xuống từ vách núi tạo thành thác Niagara.
Niagara thực tế là hai thác nước, một ở Mỹ và một ở Canada, tạo nên cảnh tượng kép. Thác ở Canada được khéo léo đặt tên là Móng Ngựa và thu hút khoảng 11 triệu người mỗi năm.
Thác Niagara trở thành nơi đầu tiên có cầu treo đường sắt, vườn quốc gia đầu tiên của Mỹ và là một trong những điểm thu hút khách du lịch thực sự ở Bắc Mỹ.
Bản thân thác Niagara rộng lớn, nước chảy mạnh, nên rất hiếm khi bị đóng băng hoàn toàn. Nhưng sương mù bao quanh thác có xu hướng đóng băng vào mùa đông tạo cảnh huyền ảo.
Trong những tháng mùa đông, khu vực này biến thành xứ sở thần tiên đầy tuyết, từ màu xanh của tuyết phủ dưới chân thác đến cảnh vật xung quanh khoác màu áo trắng tinh khôi.
Nhiệt độ ở Thác Niagara, New York vào thời điểm này khoảng âm 11 đến âm 1 độ C, một phần nước đóng băng và tuyết rơi khiến nhiều lớp đá quanh thác được bao phủ băng tuyết.
Hình thái khúc xạ ánh sáng, tạo ra hình ảnh cầu vồng bảy sắc, ảo ảnh quang học làm cho giống như thác bị đóng băng hoàn toàn nhưng thực tế vẫn có phần nước chảy, Angela Berti, phát ngôn viên của Công viên thác nước Niagara cho biết.
Theo Angela Berti, năm gần nhất thác nước hùng vỹ này đóng băng hoàn toàn ở phía Mỹ là năm 1938, trước đó là năm 1936. Đáng chú ý, năm 1848, phần thác ở cả Canada và Mỹ đều đóng băng.
Mọi thứ từ những viên đá đến cầu thang điểm quan sát đều được bao phủ trong băng và tuyết.
Không chỉ vậy, hầu như hàng năm, thường là vào tháng 1, những cây cầu băng hình thành ở chân thác Niagara kết nối Mỹ với Canada một cách tự nhiên.
Nhiều mảng băng bám trên các tảng đá cạnh thác trông như tác phẩm nghệ thuật kỳ công.
Thác Niagara bao gồm 3 hệ thống riêng biệt là thác Horseshoe, thác Mỹ và thác Bridal Veil.
Nếu đến thăm địa điểm này vào thời điểm trước khi băng tuyết bắt đầu tan, du khách sẽ cảm tưởng sông Niagara trông giống cánh đồng băng giá hơn là một con sông.
Dù không cao nhưng các thác Niagara rất rộng. Với hơn 168.000 mét khối nước rơi xuống mỗi phút vào thời điểm nhiều nhất, và trung bình gần 110.000 mét khối mỗi phút, đây là thác nước mạnh nhất ở Bắc Mỹ.
Không chỉ ban ngày, hoàng hôn và buổi đêm tại thác Niagara cũng mang vẻ đẹp mê hoặc. Khu vực thác được chiếu sáng bằng đèn LED mỗi đêm với những ánh đèn đầy màu sắc được vẽ trên các gò tuyết dày, lung linh huyền ảo.