Thủy quái đáng sợ này là cá rắn Viper, được tìm thấy ở độ sâu từ 80-1.600m, là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương. Vào ban đêm, một số cá thể cá rắn Viper chuyển sang đen và bắt đầu phát sáng bằng các bộ phận phát quang sinh học phân bố trên những vùng "chiến lược" của cơ thể, ví như vây sống lưng được dùng để săn những con mồi phía trên. Cặp mắt của chúng luôn mở rộng để thu nhận lượng ánh sáng tối đa có thể. Dạ dày của cá rắn Viper rất to, có tính co giãn, giúp chúng có khả năng nuốt và tiêu hóa những con mồi thậm chí còn to hơn chúng rất nhiều. Rận biển khổng lồ có thể bắt gặp ở vùng nước sâu từ 200 đến 2.000 mét. Chúng là một loài giáp sát ăn thịt có kích thước chiều dài đạt tới gần 40 cm và cân nặng 1,5 ký. Khi bị đe dọa, loài giáp sát khổng lồ này co người lại trong chiếc vỏ rất cứng để tự bảo vệ mình. Cấu tạo vòm miệng của loài này khá phức tạp, nhằm đảm bảo giúp chúng thực hiện được công việc của một loài ăn thịt: đâm thủng, xâu xé con mồi. Một đặc điểm chính nữa của loài này là chúng có cặp mắt phản chiếu ánh sáng. Chúng có khuynh hướng tìm kiếm thức ăn ở đáy biển, chờ đợi phần còn lại từ bữa ăn của động vật ăn thịt khác rơi xuống. Mặc dù trông như một con quỷ thực sự, cá răng nanh khá nhỏ, chỉ dài tối đa 16 cm. Thân hình ngắn ngủi, sẫm màu, đầu to, miệng rộng, Đầu còn có nhiều lỗ rỗng, nhờn cách nhau bởi những gờ răng cưa. Những lỗ rỗng này được phủ bằng một lớp da rất mỏng. Thân có vảy nhỏ và nhọn hoắt màu từ nâu sẫm đến đen. Mắt nhỏ nằm ngay trên đầu. Để bù vào sự kém tinh nhạy của thị giác, cá răng nanh có vạch đường biên phát triển, cảm nhận được dao động của làn nước xung quanh. Trông như những bông hoa tu-lip thủy tinh, những con tunicates (hải tiêu) thực chất lại là một loài động vật cùng họ với mực biển, chúng ăn thịt và có cách săn mồi vô cùng độc đáo. Chúng cắm toàn thân sâu dưới đất, đợi chờ con mồi đi qua rồi há miệng để nuốt con mồi. Nhờ vô số sợi đốt có chất độc trong miệng, con mồi nhanh chóng tê liệt và trở thành thức ăn ngon lành cho chúng. Ngoài ra khi không có đồng loại xung quanh để giao cấu, sinh vật kì dị này còn có thể tự giao phối để tạo ra những thế hệ đáng sợ tiếp theo. Sinh vật có tên gọi Salps này sống ở biển và chủ yếu ăn sinh vật phù du. Salps được biết đến là loài có cách sinh sống khá độc đáo, tùy từng chu kỳ mà chúng sống đơn lẻ hay tập thể. Với chu kỳ sống theo nhóm, Salps sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn và cùng di chuyển, cùng ăn và phát triển. Sinh vật này trong suốt để ngụy trang bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi nguy hiểm. Cá mập mào sống ở độ sâu hàng ngàn mét dưới đáy biển, nơi mà có rất ít loài cá nào có thể tồn tại. Với phần đầu khá giống cá mập, nhưng phần thân lại giống lươn, loại cá này được xếp vào danh sách những sinh vật có hình thù kì dị nhất ở đáy biển. Cá mập mào có tới 300 chiếc răng, miệng có thể phồng to giúp chúng có thể nuốt được con mồi bằng nửa kích thước cơ thể. Cá mập miệng rộng có thể nhận diện dễ dàng do chiếc đầu khổng lồ, ngoác ra một cái miệng rất to. Phía trong miệng sáng như tráng bạc và hàm thì cắm đầy những chiếc răng nhỏ quặp lại như những chiếc móc. Chúng có hai vây lưng không bằng nhau, chiếc đuôi có thùy không đều và các vây đều có viền trắng. Đầu loài cá mập này rất to nhưng mắt cực nhỏ, có 5 cặp khe mang. Lưng từ xám đến xám đen có đốm trắng, bụng trắng. Cá Stargazer (chiêm tinh hay sao Nhật) là loài động vật ăn thịt chuyên đánh lén, khuôn mặt hếch và màu da phù hợp với màu cát biển, cá chiêm tinh có khả năng ngụy trang như tàng hình trước mắt con mồi. Chúng phục kích con mồi bằng cách ẩn mình dưới lớp cát mỏng chỉ có đôi mắt là nhô cao quan sát. Khi há miệng, cá chiêm tinh có thể biến thành "hố sát thủ" với khả năng nuốt trọn con mồi có kích thước tương tự chúng. Chúng ăn cá nhỏ hơn, bạch tuộc và mực.
Thủy quái đáng sợ này là cá rắn Viper, được tìm thấy ở độ sâu từ 80-1.600m, là một trong những loài sinh vật có vẻ ngoài dữ tợn nhất của đại dương. Vào ban đêm, một số cá thể cá rắn Viper chuyển sang đen và bắt đầu phát sáng bằng các bộ phận phát quang sinh học phân bố trên những vùng "chiến lược" của cơ thể, ví như vây sống lưng được dùng để săn những con mồi phía trên. Cặp mắt của chúng luôn mở rộng để thu nhận lượng ánh sáng tối đa có thể. Dạ dày của cá rắn Viper rất to, có tính co giãn, giúp chúng có khả năng nuốt và tiêu hóa những con mồi thậm chí còn to hơn chúng rất nhiều.
Rận biển khổng lồ có thể bắt gặp ở vùng nước sâu từ 200 đến 2.000 mét. Chúng là một loài giáp sát ăn thịt có kích thước chiều dài đạt tới gần 40 cm và cân nặng 1,5 ký. Khi bị đe dọa, loài giáp sát khổng lồ này co người lại trong chiếc vỏ rất cứng để tự bảo vệ mình. Cấu tạo vòm miệng của loài này khá phức tạp, nhằm đảm bảo giúp chúng thực hiện được công việc của một loài ăn thịt: đâm thủng, xâu xé con mồi. Một đặc điểm chính nữa của loài này là chúng có cặp mắt phản chiếu ánh sáng. Chúng có khuynh hướng tìm kiếm thức ăn ở đáy biển, chờ đợi phần còn lại từ bữa ăn của động vật ăn thịt khác rơi xuống.
Mặc dù trông như một con quỷ thực sự, cá răng nanh khá nhỏ, chỉ dài tối đa 16 cm. Thân hình ngắn ngủi, sẫm màu, đầu to, miệng rộng, Đầu còn có nhiều lỗ rỗng, nhờn cách nhau bởi những gờ răng cưa. Những lỗ rỗng này được phủ bằng một lớp da rất mỏng. Thân có vảy nhỏ và nhọn hoắt màu từ nâu sẫm đến đen. Mắt nhỏ nằm ngay trên đầu. Để bù vào sự kém tinh nhạy của thị giác, cá răng nanh có vạch đường biên phát triển, cảm nhận được dao động của làn nước xung quanh.
Trông như những bông hoa tu-lip thủy tinh, những con tunicates (hải tiêu) thực chất lại là một loài động vật cùng họ với mực biển, chúng ăn thịt và có cách săn mồi vô cùng độc đáo. Chúng cắm toàn thân sâu dưới đất, đợi chờ con mồi đi qua rồi há miệng để nuốt con mồi. Nhờ vô số sợi đốt có chất độc trong miệng, con mồi nhanh chóng tê liệt và trở thành thức ăn ngon lành cho chúng. Ngoài ra khi không có đồng loại xung quanh để giao cấu, sinh vật kì dị này còn có thể tự giao phối để tạo ra những thế hệ đáng sợ tiếp theo.
Sinh vật có tên gọi Salps này sống ở biển và chủ yếu ăn sinh vật phù du. Salps được biết đến là loài có cách sinh sống khá độc đáo, tùy từng chu kỳ mà chúng sống đơn lẻ hay tập thể. Với chu kỳ sống theo nhóm, Salps sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn và cùng di chuyển, cùng ăn và phát triển. Sinh vật này trong suốt để ngụy trang bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi nguy hiểm.
Cá mập mào sống ở độ sâu hàng ngàn mét dưới đáy biển, nơi mà có rất ít loài cá nào có thể tồn tại. Với phần đầu khá giống cá mập, nhưng phần thân lại giống lươn, loại cá này được xếp vào danh sách những sinh vật có hình thù kì dị nhất ở đáy biển. Cá mập mào có tới 300 chiếc răng, miệng có thể phồng to giúp chúng có thể nuốt được con mồi bằng nửa kích thước cơ thể.
Cá mập miệng rộng có thể nhận diện dễ dàng do chiếc đầu khổng lồ, ngoác ra một cái miệng rất to. Phía trong miệng sáng như tráng bạc và hàm thì cắm đầy những chiếc răng nhỏ quặp lại như những chiếc móc. Chúng có hai vây lưng không bằng nhau, chiếc đuôi có thùy không đều và các vây đều có viền trắng. Đầu loài cá mập này rất to nhưng mắt cực nhỏ, có 5 cặp khe mang. Lưng từ xám đến xám đen có đốm trắng, bụng trắng.
Cá Stargazer (chiêm tinh hay sao Nhật) là loài động vật ăn thịt chuyên đánh lén, khuôn mặt hếch và màu da phù hợp với màu cát biển, cá chiêm tinh có khả năng ngụy trang như tàng hình trước mắt con mồi. Chúng phục kích con mồi bằng cách ẩn mình dưới lớp cát mỏng chỉ có đôi mắt là nhô cao quan sát. Khi há miệng, cá chiêm tinh có thể biến thành "hố sát thủ" với khả năng nuốt trọn con mồi có kích thước tương tự chúng. Chúng ăn cá nhỏ hơn, bạch tuộc và mực.