Tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác Sumatra) rất dễ phân biệt với người họ hàng một sừng bởi thân hình đầy lông lá và hai chiếc sừng nhỏ trên đầu mũi. Loài tê giác này từng sinh sống tại các khu rừng ở tỉnh Khánh Hòa. Biến mất khỏi tầm nhìn của con người trong nhiều năm, chúng được xác định là đã tuyệt chủng.Có thân hình tuyệt đẹp với cặp sừng cong vút, bò xám là loài động vật đầy kiêu hãnh của núi rừng Tây Nguyên. Tiếc thay, nạn săn bắn và chặt phá rừng đã nhanh chóng đẩy loài này đến chỗ diệt vong.Lợn vòi trông giống như một sự kết hợp lạ lùng giữa lợn và voi, với thân hình mập mạp và phần mũi cùng môi trên kéo dài thành một chiếc vòi ngắn. Trước đây loài này thường được bắt gặp ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay bị coi là tuyệt chủng.Cầy rái cá là một loài động vật độc đáo vì thuộc họ cầy nhưng lại sống gần nước như rái cá. Rất hiếm gặp, loài này từng được bắt gặp tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn) nhưng trong nhiều năm qua đã không còn thấy xuất hiện.Hà Nội (khu vực sông Hồng chảy qua Thanh Trì) từng là địa bàn sinh sống của cá chình Nhật – loài cá nổi tiếng vì thịt ngon. Đó là lý do mà ngày nay loài cá này đã tuyệt tích trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Cùng số phận với cá chình Nhật là cá chép gốc. Tại Việt Nam, loài cá có thịt rất ngon này chỉ sống ở sông Kỳ Cùng của tỉnh Lạng Sơn. Việc đánh bắt quá mức là nguyên nhân diệt chủng loài này.Từng sinh sống tại các sông suối miền núi phía Bắc, giờ đây cá lợ thân thấp chỉ còn là ký ức của những người dân chài.Là một con vật khá quen thuộc, có thể được bắt gặp trong các sở thú và trang trại ở Việt Nam, nhưng hươu sao được coi là đã tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên. Con vật hiền lành này trước đây sinh sống tại rất nhiều địa phương từ Bắc vào Nam.Là loài bò sát khổng lồ với chiều dài có thể lên đến 7m, cá sấu hoa cà từng thống trị các đầm lầy và rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam. Cũng giống như hươu sao, dù đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên nhưng loài bò sát này vẫn được nuôi tại một số vườn thú và trang trại để lấy thịt và da.Cuối năm 2011, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF) đã đưa ra tuyên bố: Loài tê giác một sừng đã chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam. Sự ra đi của loài động vật này là một mất mát vô cùng to lớn đối với thiên nhiên Việt Nam.
Tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác Sumatra) rất dễ phân biệt với người họ hàng một sừng bởi thân hình đầy lông lá và hai chiếc sừng nhỏ trên đầu mũi. Loài tê giác này từng sinh sống tại các khu rừng ở tỉnh Khánh Hòa. Biến mất khỏi tầm nhìn của con người trong nhiều năm, chúng được xác định là đã tuyệt chủng.
Có thân hình tuyệt đẹp với cặp sừng cong vút, bò xám là loài động vật đầy kiêu hãnh của núi rừng Tây Nguyên. Tiếc thay, nạn săn bắn và chặt phá rừng đã nhanh chóng đẩy loài này đến chỗ diệt vong.
Lợn vòi trông giống như một sự kết hợp lạ lùng giữa lợn và voi, với thân hình mập mạp và phần mũi cùng môi trên kéo dài thành một chiếc vòi ngắn. Trước đây loài này thường được bắt gặp ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay bị coi là tuyệt chủng.
Cầy rái cá là một loài động vật độc đáo vì thuộc họ cầy nhưng lại sống gần nước như rái cá. Rất hiếm gặp, loài này từng được bắt gặp tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn) nhưng trong nhiều năm qua đã không còn thấy xuất hiện.
Hà Nội (khu vực sông Hồng chảy qua Thanh Trì) từng là địa bàn sinh sống của cá chình Nhật – loài cá nổi tiếng vì thịt ngon. Đó là lý do mà ngày nay loài cá này đã tuyệt tích trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Cùng số phận với cá chình Nhật là cá chép gốc. Tại Việt Nam, loài cá có thịt rất ngon này chỉ sống ở sông Kỳ Cùng của tỉnh Lạng Sơn. Việc đánh bắt quá mức là nguyên nhân diệt chủng loài này.
Từng sinh sống tại các sông suối miền núi phía Bắc, giờ đây cá lợ thân thấp chỉ còn là ký ức của những người dân chài.
Là một con vật khá quen thuộc, có thể được bắt gặp trong các sở thú và trang trại ở Việt Nam, nhưng hươu sao được coi là đã tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên. Con vật hiền lành này trước đây sinh sống tại rất nhiều địa phương từ Bắc vào Nam.
Là loài bò sát khổng lồ với chiều dài có thể lên đến 7m, cá sấu hoa cà từng thống trị các đầm lầy và rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam. Cũng giống như hươu sao, dù đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên nhưng loài bò sát này vẫn được nuôi tại một số vườn thú và trang trại để lấy thịt và da.
Cuối năm 2011, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF) đã đưa ra tuyên bố: Loài tê giác một sừng đã chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam. Sự ra đi của loài động vật này là một mất mát vô cùng to lớn đối với thiên nhiên Việt Nam.