Đàn lợn rừng mang lượng phóng xạ gấp 300 lần ở Nhật

Google News

Sau thảm hoạ hạt nhân, Fukushima thành nơi trú ẩn của đàn lợn rừng nhiễm phóng xạ gấp 300 lần tiêu chuẩn.

Ở Nhật Bản, kể từ cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima vào năm 2011, những đoạn video do các phóng viên ghi lại cho thấy chuột đã xâm chiếm những siêu thị bị bỏ hoang. Đất trồng trọt biến thành đồng cỏ, môi trường sống hoàn hảo cho lợn rừng và những con cáo già thành tinh. Báo cáo của Yomiuri Daily cho biết, lợn rừng đã đây thiệt hại cho ngành nông nghiệp ở Fukushima hơn 800 nghìn USD.
Đàn lợn rừng nhiễm phóng xạ này thường xuyên đi xuống các thị trấn và làng mạc, cướp bóc vụ mùa và tràn cả vào trong nhà dân sục sạo tìm thức ăn. Chúng hoàn toàn mất đi bản tính nhút nhát, thỉnh thoảng tấn công con người. Nhưng có lẽ nguy hiểm hơn tất cả những điều trên là đàn lợn này mang lượng phóng xạ rất cao.
Dan lon rung mang luong phong xa gap 300 lan o Nhat
Những con lợn rừng mang lượng phóng xạ cao thản nhiên xuất hiện giữa đường phố Fukushima để tìm kiếm thức ăn. 
Thịt lợn rừng từng là món ăn được ưa chuộng ở miền Bắc Nhật Bản, nhưng hiện nay không ai còn dám ăn chúng. Theo kết quả kiểm tra do chính phủ Nhật thực hiện, một số con lợn đực đã nhiễm chất phóng xạ cesium-137 cao gấp 300 lần so với tiêu chuẩn an toàn.
Chính quyền địa phương ở các thị trấn thuộc Fukushima thuê các đội thợ săn chuyên nghiệp để tiêu diệt đàn lợn rừng nguy hiểm này. Tuy nhiên những nỗ lực này chưa chắc đã đủ thuyết phục người dân quay trở lại sinh sống tại đây.
Theo các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong ba năm kể từ 2014 trở lại đây, số lợn đực bị bắt chết đã tăng lên 13 nghìn con. Và trong một cuộc điều tra của chính phủ hồi năm ngoái, hơn một nửa cư dân cũ của Fukushima cho biết họ sẽ không trở lại do lo ngại về bức xạ và sự an toàn của nhà máy hạt nhân, nơi phải mất tới 40 năm để tháo dỡ.
Chính quyền địa phương ở Fukushima gần đây đã xuất bản một cuốn sách hướng dẫn cách giải quyết vấn đề lợn rừng hoang dã bao gồm đặt các loại bẫy đặc biệt và sử dụng máy bay không người lái để săn bắt chúng. "Điều quan trọng là phải thiết lập được một môi trường để cho lợn rừng sống trong đó", một quan chức cho bết.
Ở thành phố Nihonmatsu, người ta đã xây 3 hố chôn tập thể để xử lý 1.800 con lợn nhưng chính quyền địa phương cho biết đã hết đất để xây tiếp.
Thành phố Soma năm ngoái cũng xây một lò hoả thiêu với thiết kế đặc biệt để đốt xác và lọc chất phóng xạ cisium nhưng cũng thiếu nhân viên làm nhiệm vụ đưa động vật xuống lò.
"Chúng tôi cần một kế hoạch săn bắn hiệu quả", Hidekiyo Tachiya, thị trưởng thành phố Soma phát biểu khi khai trương lò hoả thiêu. "Tôi ước chỉ một vài ngày nữa thôi là chúng ta lại có thể ăn động vật hoang dã", ông này nói.
Những bức ảnh và đoạn video ghi lại được tại các thị trấn và làng mạc ở Nhật Bản cũng gợi cho nhiều người nhớ đến Chernobyl, nơi động vật hoang dã phát triển mạnh mẽ bất chấp mức bức xạ cao do hậu quả của vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới năm 1986 để lại. Với sự vắng mặt của con người, Chernobyl đã trở thành nơi ẩn náu cho tất cả các loại động vật, bao gồm mèo, nai, gấu và thậm chí cả chó sói.
Theo Tùng Anh/Phununews

>> xem thêm

Bình luận(0)