Cua xanh châu Âu thường bị ghét vì chúng ăn hết mọi thứ trên đường đi. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của loài xâm lấn này tại đầm lầy nước mặn của New England lại giúp loài cỏ Spartina alterniflora ở đây hồi sinh.Quá trình phát triển đô thị tại California (Mỹ) làm môi trường sống của nhiều loài bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, loài gà nước California lại thích nghi khá tốt và hiện đang sử dụng các loài cỏ xâm lấn (như cỏ Spartina) để làm tổ.Sau khi được đưa đến Hawaii (Mỹ) vào những năm 1920, chim mắt trắng Nhật Bản nhanh chóng chiếm lĩnh môi trường mới và trở thành loài thống trị, khiến nhiều loài chim bản địa suy giảm, ảnh hưởng đến các loài cây vốn được chúng thụ phấn. Tuy nhiên, chim mắt trắng đã thay thế khá tốt, làm nhiệm vụ thụ phấn cho ít nhất hai trong số các loài cây bị đe dọa.Cây bụi liễu bách được đưa vào Mỹ nhằm giảm bớt tình trạng sói mòn đất nhưng lại nhanh chóng xâm chiếm mất vị trí của cây liễu bản địa. May mắn là chim đớp ruồi ở đây đã thích ứng nhanh chóng dùng liễu bách làm tổ thay vì tổ trên cây liễu như cũ.Nhằm nỗ lực gây dựng lại rừng cây gỗ mun, Cộng hòa Mauritius đã đưa loài rùa khổng lồ Aldabra về nuôi. Tuy chúng nhanh chóng trở thành loài thống trị nhưng ít nhất nó cũng hoàn thành nhiệm vụ đóng góp vào sự phát triển của rừng gỗ mun như người ta mong muốn.Cuối những năm 1970, loài diệc đêm mũ vàng được đưa đến để thay thế loài diệc đêm Bermuda bản địa đã bị tuyệt chủng tại nước này. Kế hoạch này đã thành công và làm giảm số lượng cua đất trên đảo bởi 95% chế độ ăn của diệc là cua.Trai vằn xâm chiếm Ngũ Đại Hồ và gây ra nhiều rắc rối cho sinh thái nơi đây. Tuy nhiên, nó cũng góp phần thanh lọc một loại chất độc gây chứng ngộ độc, và gián tiếp giúp lượng dân cư cá hồi trong hồ tăng lên.Tại Puerto Rico, nhiều mảnh đất bị thoái hóa khiến các loài cây bản địa không thể mọc lại được. May mắn là một số loài cây xâm lấn như Siris trắng, tulip châu Phi, táo hồng,... đã được đưa đến và phát triển rất tốt ở đây bất chấp đất đai nghèo nàn.Nhiều loài cây ngoại lai được cư dân California (Mỹ) trồng làm cảnh được coi là có độc với các loài bướm nhưng cũng có nhiều loài bướm được hưởng lợi từ việc đó. Điển hình như bướm chúa và những lợi ích chúng thu được từ cây bạch đàn – một loài xâm lấn ở đây.Du nhập vào Bắc Mỹ từ những năm 1600 nên sự ngoại lại của ong mật đã không còn được nhiều người nhớ tới bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại. Tuy nhiên, hiện nay, đến lượt ong mật đang phải đối diện với sự đe dọa nghiêm trọng do phát triển nông nghiệp, nhện và nạn phá rừng.
Cua xanh châu Âu thường bị ghét vì chúng ăn hết mọi thứ trên đường đi. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của loài xâm lấn này tại đầm lầy nước mặn của New England lại giúp loài cỏ Spartina alterniflora ở đây hồi sinh.
Quá trình phát triển đô thị tại California (Mỹ) làm môi trường sống của nhiều loài bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, loài gà nước California lại thích nghi khá tốt và hiện đang sử dụng các loài cỏ xâm lấn (như cỏ Spartina) để làm tổ.
Sau khi được đưa đến Hawaii (Mỹ) vào những năm 1920, chim mắt trắng Nhật Bản nhanh chóng chiếm lĩnh môi trường mới và trở thành loài thống trị, khiến nhiều loài chim bản địa suy giảm, ảnh hưởng đến các loài cây vốn được chúng thụ phấn. Tuy nhiên, chim mắt trắng đã thay thế khá tốt, làm nhiệm vụ thụ phấn cho ít nhất hai trong số các loài cây bị đe dọa.
Cây bụi liễu bách được đưa vào Mỹ nhằm giảm bớt tình trạng sói mòn đất nhưng lại nhanh chóng xâm chiếm mất vị trí của cây liễu bản địa. May mắn là chim đớp ruồi ở đây đã thích ứng nhanh chóng dùng liễu bách làm tổ thay vì tổ trên cây liễu như cũ.
Nhằm nỗ lực gây dựng lại rừng cây gỗ mun, Cộng hòa Mauritius đã đưa loài rùa khổng lồ Aldabra về nuôi. Tuy chúng nhanh chóng trở thành loài thống trị nhưng ít nhất nó cũng hoàn thành nhiệm vụ đóng góp vào sự phát triển của rừng gỗ mun như người ta mong muốn.
Cuối những năm 1970, loài diệc đêm mũ vàng được đưa đến để thay thế loài diệc đêm Bermuda bản địa đã bị tuyệt chủng tại nước này. Kế hoạch này đã thành công và làm giảm số lượng cua đất trên đảo bởi 95% chế độ ăn của diệc là cua.
Trai vằn xâm chiếm Ngũ Đại Hồ và gây ra nhiều rắc rối cho sinh thái nơi đây. Tuy nhiên, nó cũng góp phần thanh lọc một loại chất độc gây chứng ngộ độc, và gián tiếp giúp lượng dân cư cá hồi trong hồ tăng lên.
Tại Puerto Rico, nhiều mảnh đất bị thoái hóa khiến các loài cây bản địa không thể mọc lại được. May mắn là một số loài cây xâm lấn như Siris trắng, tulip châu Phi, táo hồng,... đã được đưa đến và phát triển rất tốt ở đây bất chấp đất đai nghèo nàn.
Nhiều loài cây ngoại lai được cư dân California (Mỹ) trồng làm cảnh được coi là có độc với các loài bướm nhưng cũng có nhiều loài bướm được hưởng lợi từ việc đó. Điển hình như bướm chúa và những lợi ích chúng thu được từ cây bạch đàn – một loài xâm lấn ở đây.
Du nhập vào Bắc Mỹ từ những năm 1600 nên sự ngoại lại của ong mật đã không còn được nhiều người nhớ tới bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại. Tuy nhiên, hiện nay, đến lượt ong mật đang phải đối diện với sự đe dọa nghiêm trọng do phát triển nông nghiệp, nhện và nạn phá rừng.