Chuyện khó tin có thật: Kỳ thú tuyết rơi trên sa mạc

Google News

(Kiến Thức) - Khi tuyết rơi trên sa mạc bất ngờ ở Đôn Hoàng, khu vực Nguyệt Nha Tuyền ẩn hiện trong tuyết trắng và cát vàng. Những đồi cát nối tiếp nhau bất tận được tuyết phủ khiến nơi đây trở nên đẹp một cách ảo diệu, khó tin.

Mới đây, tại khu vực ốc đảo Nguyệt Nha Tuyền, Đôn Hoàng, Cam Túc, Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng tuyết rơi trên sa mạc, khiến nơi đây trở nên đẹp huyền bí, thơ mộng, giống như một miền cổ tích ai ai cũng muốn một lần đặt chân đến. Nhiếp ảnh gia Trương Hiểu Lượng đã ghi lại được những cảnh tượng hiếm có này.
Chuyen kho tin co that: Ky thu tuyet roi tren sa mac
 
Khi tuyết bất ngờ rơi ở sa mạc Gobi thuộc Đôn Hoàng, khu vực Nguyệt Nha Tuyền ẩn hiện trong tuyết trắng và cát vàng. Những đồi cát nối tiếp nhau bất tận được tuyết phủ khiến nơi đây trở nên đẹp một cách ảo diệu, khó tin.

Mời quý vị xem video: Kỳ thú tuyết rơi ở Sahara

Du khách đến đây tham quan giống như được xuyên không về hàng ngàn năm trước, vô cùng thú vị.
Chuyen kho tin co that: Ky thu tuyet roi tren sa mac-Hinh-2
 
Nhiều người cũng thử cảm giác cưỡi lạc đà đi trên sa mạc giống như các thương nhân ngày xưa.
Chuyen kho tin co that: Ky thu tuyet roi tren sa mac-Hinh-3
 
Theo tìm hiểu, Nguyệt Nha Tuyền là một hồ nước ngọt có hình trăng lưỡi liễm nằm trên một ốc đảo thuộc sa mạc Gob, Đôn Hoàng. Hồ có chiều dài khoảng 218m, rộng 54m và chứa nước ngọt rất tinh khiết.
Tài liệu ghi lại rằng Nguyệt Nha Tuyền đã tồn tại ít nhất 2000 năm, nổi tiếng là điểm dừng chân trên con đường tơ lụa không thể bỏ qua của các thương nhân đến từ Ả Rập.
Chuyen kho tin co that: Ky thu tuyet roi tren sa mac-Hinh-4
 
Ngoài ốc đảo, nơi đây còn có một trảng cát khổng lồ được gọi là Minh Sa, nghĩa là "cát hát". Người ta đồn rằng, tiếng hát của cát trên sa mạc Gobi là để ám ảnh các thương nhân trên con đường tơ lụa.
Hiện nay, ốc đảo này được xem là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa.
Kiều Dụ (Theo Sina)

>> xem thêm

Bình luận(0)