Hồ Hamilton Pool Preserve (Texas, Mỹ)
Hồ Hamilton Pool Preserve có tổng diện tích 0,92 km2, được tạo ra khi các mái vòm của một hầm sông bị sập do xói mòn từ hàng ngàn năm trước. Hồ bơi tự nhiên này tọa lạc tại bang Texas (Mỹ) và trở thành điểm đến yêu thích của hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, ngắm cảnh, đặc biệt là vào mùa hè. (Nguồn Oddee)
Hồ To Sua (Samoa)
Hồ To Sua nằm gần bờ biển phía nam của hòn đảo núi lửa Upolu ở Samoa. Hồ có độ sâu 30m và sở hữu làn nước trong vắt. Hồ bơi tự nhiên đẹp tuyệt vời này được hình thành từ một lần núi lửa phun trào. (Nguồn Oddee) Hồ Dean’s Blue Hole (Bahamas)
Hồ bơi Dean’s Blue Hole ở Bahamas thực chất là hố sụt sâu nhất thế giới với miệng hố nằm dưới mặt nước. Hồ có độ sâu xấp xỉ 200m, nằm ở vịnh gần thị trấn Clarence (Long Island). Đường kính của hồ vào khoảng 25m – 35m. Hố sụt có thể nhìn rất rõ bằng mắt thường do có màu xanh thẫm tương phản với mặt nước biển. (Nguồn Oddee) Hồ Marieta Islands (Mexico)
Bể bơi tự nhiên nằm trong quần đảo Marieta được bao bọc bởi “bức tường” đá khổng lồ, nó nằm tách biệt và có riêng một hệ sinh thái biển vô cùng độc đáo. Được biết, quần đảo Marieta nằm chỉ vài dặm ngoài khơi bờ biển của Mexico, gần vịnh Bandera. Quần đảo này được hình thành từ kết quả của hoạt động núi lửa. (Nguồn Oddee) Hồ sứa (Palau)
Hồ sứa nước mặn tọa lạc trên một hòn đảo đá không người ở trong đầm phá phía nam của quốc đảo Palau. Hồ sứa này đã trải qua một quá trình hình thành địa chất phức tạp. Số lượng các con sứa trong hồ lên tới hàng triệu con, chúng đều vô hại mặc dù có các tế bào châm chích. (Nguồn Oddee)Hồ Giola (Hy Lạp)
Giola là một hồ bơi đá tự nhiên nằm ở làng Astris trên đảo Thassos. Biển Aegean thường xuyên đập vào bờ và lấp đầy hồ với làn nước trong xanh rực rỡ. Hồ bơi được tách ra từ biển bằng một bức tường đá rắn, làm cho nước trong hồ trở nên êm đềm, dễ chịu và ấm hơn. (Nguồn Oddee)Hồ Big Hole (Nam Phi)
Big Hole (hồ lớn) ở Kimberley thuộc Nam Phi vốn là một mỏ kim cương cũ. Big Hole có chiều sâu 215m nhưng mực nước chỉ cao 40m. Trước kia, Big Hole đã từng được xem như là hố nhân tạo lớn nhất trên thế giới nhưng hiện nay, kỷ lục này đã bị phá bởi một mỏ đồng ở Utah (Mỹ). (Nguồn Oddee)
Hồ Hamilton Pool Preserve (Texas, Mỹ)
Hồ Hamilton Pool Preserve có tổng diện tích 0,92 km2, được tạo ra khi các mái vòm của một hầm sông bị sập do xói mòn từ hàng ngàn năm trước. Hồ bơi tự nhiên này tọa lạc tại bang Texas (Mỹ) và trở thành điểm đến yêu thích của hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, ngắm cảnh, đặc biệt là vào mùa hè. (Nguồn Oddee)
Hồ To Sua (Samoa)
Hồ To Sua nằm gần bờ biển phía nam của hòn đảo núi lửa Upolu ở Samoa. Hồ có độ sâu 30m và sở hữu làn nước trong vắt. Hồ bơi tự nhiên đẹp tuyệt vời này được hình thành từ một lần núi lửa phun trào. (Nguồn Oddee)
Hồ Dean’s Blue Hole (Bahamas)
Hồ bơi Dean’s Blue Hole ở Bahamas thực chất là hố sụt sâu nhất thế giới với miệng hố nằm dưới mặt nước. Hồ có độ sâu xấp xỉ 200m, nằm ở vịnh gần thị trấn Clarence (Long Island). Đường kính của hồ vào khoảng 25m – 35m. Hố sụt có thể nhìn rất rõ bằng mắt thường do có màu xanh thẫm tương phản với mặt nước biển. (Nguồn Oddee)
Hồ Marieta Islands (Mexico)
Bể bơi tự nhiên nằm trong quần đảo Marieta được bao bọc bởi “bức tường” đá khổng lồ, nó nằm tách biệt và có riêng một hệ sinh thái biển vô cùng độc đáo. Được biết, quần đảo Marieta nằm chỉ vài dặm ngoài khơi bờ biển của Mexico, gần vịnh Bandera. Quần đảo này được hình thành từ kết quả của hoạt động núi lửa. (Nguồn Oddee)
Hồ sứa (Palau)
Hồ sứa nước mặn tọa lạc trên một hòn đảo đá không người ở trong đầm phá phía nam của quốc đảo Palau. Hồ sứa này đã trải qua một quá trình hình thành địa chất phức tạp. Số lượng các con sứa trong hồ lên tới hàng triệu con, chúng đều vô hại mặc dù có các tế bào châm chích. (Nguồn Oddee)
Hồ Giola (Hy Lạp)
Giola là một hồ bơi đá tự nhiên nằm ở làng Astris trên đảo Thassos. Biển Aegean thường xuyên đập vào bờ và lấp đầy hồ với làn nước trong xanh rực rỡ. Hồ bơi được tách ra từ biển bằng một bức tường đá rắn, làm cho nước trong hồ trở nên êm đềm, dễ chịu và ấm hơn. (Nguồn Oddee)
Hồ Big Hole (Nam Phi)
Big Hole (hồ lớn) ở Kimberley thuộc Nam Phi vốn là một mỏ kim cương cũ. Big Hole có chiều sâu 215m nhưng mực nước chỉ cao 40m. Trước kia, Big Hole đã từng được xem như là hố nhân tạo lớn nhất trên thế giới nhưng hiện nay, kỷ lục này đã bị phá bởi một mỏ đồng ở Utah (Mỹ). (Nguồn Oddee)