Ngày 6/11 nhiều người dân quanh khu vực Thảo Cầm Viên, phường Bến Nghé, quận 1 rất ngạc nhiên khi thấy vùng trời xuất hiện 3 con chim lớn quý hiếm liên tục chao qua chao lại nhiều vòng. Một số người đã thốt lên rằng "chim đại bàng" khi nhìn thấy đầu cánh những chú chim này bị "rách".Tuy nhiên chỉ ít phút sau đó những chú chim này hạ dần độ cao, lượn sát những ngọn cây cổ thụ tại Thảo Cầm Viên. Lúc này nhiều người mới phát hiện ra đây không phải chim đại bàng. Trao đổi với PV Infonet, một nhân viên tại Thảo Cầm Viên cho biết đây là "Già đẫy Java" - một loài chim có kích thước lớn.Trong khoảng 15 phút, ba chú chim liên tục chao qua chao lại hàng chục vòng tại khu vực này và tạo ra khung cảnh hiếm hoi khiến nhiều người thích thú. Trong ảnh là một chú đang hạ dần độ cao, phía xa là tháp truyền hình của đài truyền hình TP.HCM - HTV.Theo các tài liệu về loài chim, Già đẫy Java có tên khoa học là Leptoptilos javanicus thuộc họ Hạc (Ciconiidae). Loài chim này có cổ và đầu hói, trọng lượng khi trưởng thành có thể lên đến 5kg/con, chúng phân bố từ Ấn Ðộ đến lục địa Ðông Nam Á, được xếp hạng bậc VU (bị đe dọa, phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên trong tương lai không xa). Loại chim này nằm trong danh mục sách Ðỏ - IUCN thế giới, bậc R (hiếm), trong danh mục sách đỏ động vật Việt Nam và thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NÐ-CP của Chính phủ - là nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.Loài chim này thuộc họ Hạc có kích cỡ khá lớn, chiều dài thân 87–93cm (dang thẳng ra từ mỏ đến đuôi), nặng từ 4 đến 5,71 kg, chiều cao khi đứng khoảng 110–120cm, mỏ to và dài, cổ không có lông, da màu vàng nhạt.Tại Việt Nam, Già đẫy Java thường xuất hiện ở các vùng đất ngập nước khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trên thế giới, chúng được ghi nhận ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc. Loài chim này thường làm tổ ở những cây to cao gần nước, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 4 trứng.Hiện nay, số lượng Già đẫy Java ở Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng do nơi làm tổ và nơi kiếm ăn bị thu hẹp vì các hoạt động kinh tế của con người như mở rộng các vùng đất nông nghiệp, đặc biệt là nạn cháy rừng tràm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Một chú chim bạo dạn đậu xuống ngay trên nóc của trường Đại học Thủy Lợi.
Ngày 6/11 nhiều người dân quanh khu vực Thảo Cầm Viên, phường Bến Nghé, quận 1 rất ngạc nhiên khi thấy vùng trời xuất hiện 3 con chim lớn quý hiếm liên tục chao qua chao lại nhiều vòng. Một số người đã thốt lên rằng "chim đại bàng" khi nhìn thấy đầu cánh những chú chim này bị "rách".
Tuy nhiên chỉ ít phút sau đó những chú chim này hạ dần độ cao, lượn sát những ngọn cây cổ thụ tại Thảo Cầm Viên. Lúc này nhiều người mới phát hiện ra đây không phải chim đại bàng. Trao đổi với PV Infonet, một nhân viên tại Thảo Cầm Viên cho biết đây là "Già đẫy Java" - một loài chim có kích thước lớn.
Trong khoảng 15 phút, ba chú chim liên tục chao qua chao lại hàng chục vòng tại khu vực này và tạo ra khung cảnh hiếm hoi khiến nhiều người thích thú. Trong ảnh là một chú đang hạ dần độ cao, phía xa là tháp truyền hình của đài truyền hình TP.HCM - HTV.
Theo các tài liệu về loài chim, Già đẫy Java có tên khoa học là Leptoptilos javanicus thuộc họ Hạc (Ciconiidae). Loài chim này có cổ và đầu hói, trọng lượng khi trưởng thành có thể lên đến 5kg/con, chúng phân bố từ Ấn Ðộ đến lục địa Ðông Nam Á, được xếp hạng bậc VU (bị đe dọa, phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên trong tương lai không xa). Loại chim này nằm trong danh mục sách Ðỏ - IUCN thế giới, bậc R (hiếm), trong danh mục sách đỏ động vật Việt Nam và thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NÐ-CP của Chính phủ - là nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Loài chim này thuộc họ Hạc có kích cỡ khá lớn, chiều dài thân 87–93cm (dang thẳng ra từ mỏ đến đuôi), nặng từ 4 đến 5,71 kg, chiều cao khi đứng khoảng 110–120cm, mỏ to và dài, cổ không có lông, da màu vàng nhạt.
Tại Việt Nam, Già đẫy Java thường xuất hiện ở các vùng đất ngập nước khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trên thế giới, chúng được ghi nhận ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc. Loài chim này thường làm tổ ở những cây to cao gần nước, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 4 trứng.
Hiện nay, số lượng Già đẫy Java ở Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng do nơi làm tổ và nơi kiếm ăn bị thu hẹp vì các hoạt động kinh tế của con người như mở rộng các vùng đất nông nghiệp, đặc biệt là nạn cháy rừng tràm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Một chú chim bạo dạn đậu xuống ngay trên nóc của trường Đại học Thủy Lợi.