Một trong những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã đáng sợ nhất là hội chứng mũi trắng ở loài dơi.Trong một thập kỷ qua, hội chứng mũi trắng đã giết chết khoảng 5,7 triệu con dơi trên hầu khắp tiểu bang ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân là do một loài nấm ký sinh trên mũi, miệng và cánh của dơi khi chúng bước vào thời kỳ ngủ đông. Các loại nấm này gây ra tình trạng mất nước, loài dơi phải thức dậy nhiều trong lúc ngủ đông. Do vậy, chất béo dự trữ của dơi không đủ để chúng tồn tại qua thời kỳ ngủ đông.Dơi đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng cũng như kiểm soát các loài côn trùng có thể lan bệnh cho người. Vì vậy, việc dơi chết hàng loạt là vấn đề đáng báo động. Nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm giải pháp để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh này.Bệnh nấm ở loài rắn. SFD là một bệnh nhiễm nấm trên các loài rắn hoang dã ở miền Đông và miền Tây nước Mỹ. Điều không may là căn bệnh này đã lây sang cả loài rắn chuông quý hiếm. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng căn bệnh này có thể gây ra sự suy giảm quần thể rắn. Loài nấm gây bệnh này tồn tại bằng cách ăn chất sừng có trong móng tay của con người, sừng tê giác và vảy rắn. Loài nấm này phát triển mạnh trong đất và xác động, thực vật chết.Các nhà khoa học chưa tìm được lý do tại sao loài nấm này có thể tấn công rắn khi chúng còn sống. Họ cho rằng sau thời gian ngủ đông, khả năng miễn dịch của rắn bị suy giảm. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho nấm tấn công. Sự thay đổi khí hậu cũng khiến cho tốc độ lây lan của căn bệnh nhanh hơn. Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian nhằm tìm ra phương pháp chữa trị cũng như ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.Bệnh Chytridiomycosis ở loài ếch. Chytridiomycosis, hay Chytrid, có thể xem là một căn bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử của loài ếch hàng thập kỷ qua. Căn bệnh này không chỉ làm sụt giảm một lượng đáng kể trong quần thể ếch mà còn có thể gây nguy cơ tuyệt chủng cho một số loài ếch vài thập kỷ gần đây.Bệnh truyền nhiễm này là do loài nấm lưỡng cư Chytrid gây ra. Loài nấm này tấn công vào da và làm giảm khả năng hấp thụ khí oxy qua da của ếch. Điều bí ẩn đằng sau căn bệnh là nó có thể xảy ra ở khắp mọi nơi và đặc biệt có thể tiêu diệt một cộng đồng ếch chỉ trong vài tháng. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết nó di chuyển như thế nào, cũng như chưa tìm ra phương pháp để ngăn chặn sự xuất hiện của nó.Hội chứng suy nhược ở sao biển. Hội chứng suy nhược ở sao biển xuất hiện từ những năm 1970 nhưng nó thực sự bùng phát mạnh mẽ vào đầu năm 2013. Các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên vì căn bệnh lây lan một cách khá nhanh. Căn bệnh xuất hiện trên 19 loài sao biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ Mexico tới Alaska.Hội chứng suy nhược lây qua tiếp xúc bên ngoài, sau đó tấn công vào hệ miễn dịch. Những con sao biển bị nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thương và cái chết có thể xuất hiện trong vòng một ngày khi các vết thương xuất hiện. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn đang trên con đường tìm kiếm giải pháp ngăn chặn để bảo vệ thế hệ tương lai của loài động vật sinh thái quan trọng này.Ung thư mặt ở loài thú mặt quỷ Tasmanian. Căn bệnh ung thư mặt làm suy giảm 1/10 dân số thú mặt quỷ Tasmanian trong suốt 20 năm qua. Căn bệnh ung thư hình thành các khối u trên mặt và cổ của quỷ Tasmanian khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn và thường sẽ tử vong trong vòng vài tháng sau khi bệnh xuất hiện.Điều đặc biệt là căn bệnh này có khả năng lây truyền khá nhanh qua tiếp xúc thân thể. Trong khi các nhà nghiên cứu ra sức tìm ra nguyên nhân của căn bệnh thì các nhà bảo tồn cũng nỗ lực để bảo vệ sự tồn tại của loài thú mặt quỷ Tasmanian.Xuất huyết nhiễm trùng ở loài linh dương Saiga. Đây là kết quả nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 100 nghìn con linh dương Saiga hồi đầu năm nay. Lúc đầu các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của loài Saiga là tụ huyết trùng.Tuy nhiên, theo nghiên cứu sơ bộ tại phòng thí nghiệm ở Anh và Đức thì nguyên nhân là nhiễm trùng huyết do huyết, trùng, một loài vi khuẩn lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, thức ăn hoặc qua đường hô hấp. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm ra nguyên nhân chính xác và quan trọng hơn là để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh bí hiểm gây ra hiện tượng chết hàng loạt với quy mô lớn ở loài linh dương Saiga này.Rối loạn sụt giảm bầy đàn ở ong (CCD). Trong thập kỷ qua, hàng tỷ con ong đã bị mất vì chứng CCD. Giới khoa học từng đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân chứng CCD. Có thể là suy giảm nguồn dinh dưỡng cho tới phơi nhiễm thuốc trừ sâu, tiếp xúc với các thực vật biến đổi gen hay một loài nấm kí sinh mang tên Nosema ceranaeOng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài thực vật. Hiện tượng suy giảm loài ong đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề lương thực của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra chứng CCD ở loài ong vẫn còn là điều bí ẩn.
Một trong những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã đáng sợ nhất là hội chứng mũi trắng ở loài dơi.Trong một thập kỷ qua, hội chứng mũi trắng đã giết chết khoảng 5,7 triệu con dơi trên hầu khắp tiểu bang ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân là do một loài nấm ký sinh trên mũi, miệng và cánh của dơi khi chúng bước vào thời kỳ ngủ đông. Các loại nấm này gây ra tình trạng mất nước, loài dơi phải thức dậy nhiều trong lúc ngủ đông. Do vậy, chất béo dự trữ của dơi không đủ để chúng tồn tại qua thời kỳ ngủ đông.
Dơi đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng cũng như kiểm soát các loài côn trùng có thể lan bệnh cho người. Vì vậy, việc dơi chết hàng loạt là vấn đề đáng báo động. Nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm giải pháp để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh này.
Bệnh nấm ở loài rắn. SFD là một bệnh nhiễm nấm trên các loài rắn hoang dã ở miền Đông và miền Tây nước Mỹ. Điều không may là căn bệnh này đã lây sang cả loài rắn chuông quý hiếm. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng căn bệnh này có thể gây ra sự suy giảm quần thể rắn. Loài nấm gây bệnh này tồn tại bằng cách ăn chất sừng có trong móng tay của con người, sừng tê giác và vảy rắn. Loài nấm này phát triển mạnh trong đất và xác động, thực vật chết.
Các nhà khoa học chưa tìm được lý do tại sao loài nấm này có thể tấn công rắn khi chúng còn sống. Họ cho rằng sau thời gian ngủ đông, khả năng miễn dịch của rắn bị suy giảm. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho nấm tấn công. Sự thay đổi khí hậu cũng khiến cho tốc độ lây lan của căn bệnh nhanh hơn. Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian nhằm tìm ra phương pháp chữa trị cũng như ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
Bệnh Chytridiomycosis ở loài ếch. Chytridiomycosis, hay Chytrid, có thể xem là một căn bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử của loài ếch hàng thập kỷ qua. Căn bệnh này không chỉ làm sụt giảm một lượng đáng kể trong quần thể ếch mà còn có thể gây nguy cơ tuyệt chủng cho một số loài ếch vài thập kỷ gần đây.
Bệnh truyền nhiễm này là do loài nấm lưỡng cư Chytrid gây ra. Loài nấm này tấn công vào da và làm giảm khả năng hấp thụ khí oxy qua da của ếch. Điều bí ẩn đằng sau căn bệnh là nó có thể xảy ra ở khắp mọi nơi và đặc biệt có thể tiêu diệt một cộng đồng ếch chỉ trong vài tháng. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết nó di chuyển như thế nào, cũng như chưa tìm ra phương pháp để ngăn chặn sự xuất hiện của nó.
Hội chứng suy nhược ở sao biển. Hội chứng suy nhược ở sao biển xuất hiện từ những năm 1970 nhưng nó thực sự bùng phát mạnh mẽ vào đầu năm 2013. Các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên vì căn bệnh lây lan một cách khá nhanh. Căn bệnh xuất hiện trên 19 loài sao biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ Mexico tới Alaska.
Hội chứng suy nhược lây qua tiếp xúc bên ngoài, sau đó tấn công vào hệ miễn dịch. Những con sao biển bị nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thương và cái chết có thể xuất hiện trong vòng một ngày khi các vết thương xuất hiện. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn đang trên con đường tìm kiếm giải pháp ngăn chặn để bảo vệ thế hệ tương lai của loài động vật sinh thái quan trọng này.
Ung thư mặt ở loài thú mặt quỷ Tasmanian. Căn bệnh ung thư mặt làm suy giảm 1/10 dân số thú mặt quỷ Tasmanian trong suốt 20 năm qua. Căn bệnh ung thư hình thành các khối u trên mặt và cổ của quỷ Tasmanian khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn và thường sẽ tử vong trong vòng vài tháng sau khi bệnh xuất hiện.
Điều đặc biệt là căn bệnh này có khả năng lây truyền khá nhanh qua tiếp xúc thân thể. Trong khi các nhà nghiên cứu ra sức tìm ra nguyên nhân của căn bệnh thì các nhà bảo tồn cũng nỗ lực để bảo vệ sự tồn tại của loài thú mặt quỷ Tasmanian.
Xuất huyết nhiễm trùng ở loài linh dương Saiga. Đây là kết quả nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 100 nghìn con linh dương Saiga hồi đầu năm nay. Lúc đầu các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của loài Saiga là tụ huyết trùng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu sơ bộ tại phòng thí nghiệm ở Anh và Đức thì nguyên nhân là nhiễm trùng huyết do huyết, trùng, một loài vi khuẩn lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, thức ăn hoặc qua đường hô hấp. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm ra nguyên nhân chính xác và quan trọng hơn là để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh bí hiểm gây ra hiện tượng chết hàng loạt với quy mô lớn ở loài linh dương Saiga này.
Rối loạn sụt giảm bầy đàn ở ong (CCD). Trong thập kỷ qua, hàng tỷ con ong đã bị mất vì chứng CCD. Giới khoa học từng đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân chứng CCD. Có thể là suy giảm nguồn dinh dưỡng cho tới phơi nhiễm thuốc trừ sâu, tiếp xúc với các thực vật biến đổi gen hay một loài nấm kí sinh mang tên Nosema ceranae
Ong đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài thực vật. Hiện tượng suy giảm loài ong đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề lương thực của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra chứng CCD ở loài ong vẫn còn là điều bí ẩn.