Thanh niên làng Long Riêu 3 chặt tre và măng để đưa về làng để sử dụng.Già làng Long Riêu 3, ông Hồ Văn Thạch cho biết, loài tre khổng lồ này chỉ có ở khu vực núi Ngọc Lan. Dân làng nhiều lần thử mang loài tre mà họ gọi là tre "Thánh Gióng" này về trồng nhưng không thành công.Một trong ba bụi tre khổng lồ ở cánh rừng ở núi Ngọc Lan được dân Long Riêu 3 bảo vệ qua bao đời. Tre ở đây chi chít gai nên để chặt một cây tre không hề dễ dàng. Mỗi đốt tre dài 40cm nhưng chu vi thân lên đến 60 - 70cm.Một khúc tre khổng lồ.Một búp măng khổng lồ của loài tre khủng.Từ những thân tre “khủng”, dân làng chế tác thành các công cụ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài dùng để làm nhà, loại tre khủng này còn được dùng để làm ống đựng nước, dẫn nước về làng, làm gối nằm ngủ, làm bát ăn cơm, làm mũi tên, làm mõ….Già làng Hồ Văn Thạch với một khúc tre sau khi đã đục thông lỗ để làm bình đựng nước.Ống tre được dùng làm bình hứng nước. Măng của loại tre này rất ngọt và giòn. Vào mùa mưa bão, măng trở thành món ăn quý giá của dân làng Long Riêu 3.Tre được dân làng dùng để cất giữ lương thực, chống được mối mọt rất tốt. Một khúc tre được dân làng dùng làm gối.Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: Mới đây, tại triễn lãm các sản phẩm đặc trưng của huyện Nam Trà My, loài tre này được xã Trà Nam mang ra giới thiệu. Loài tre này được dân làng rất quý và xem đó là báu vật. Khi có việc cần dân làng mới chặt tre, măng để dùng. Đây là sản vật độc đáo của núi rừng Ngọc Linh hiếm nơi nào có được. Trong ảnh: Một kho thóc của dân làng Long Riêu 3 được làm từ loài tre khổng lồ.Những khúc tre “khủng” khiến nhiều người dưới xuôi lên đây phải tròn xoe mắt khi lần đầu nhìn thấy.
Thanh niên làng Long Riêu 3 chặt tre và măng để đưa về làng để sử dụng.
Già làng Long Riêu 3, ông Hồ Văn Thạch cho biết, loài tre khổng lồ này chỉ có ở khu vực núi Ngọc Lan. Dân làng nhiều lần thử mang loài tre mà họ gọi là tre "Thánh Gióng" này về trồng nhưng không thành công.
Một trong ba bụi tre khổng lồ ở cánh rừng ở núi Ngọc Lan được dân Long Riêu 3 bảo vệ qua bao đời. Tre ở đây chi chít gai nên để chặt một cây tre không hề dễ dàng. Mỗi đốt tre dài 40cm nhưng chu vi thân lên đến 60 - 70cm.
Một khúc tre khổng lồ.
Một búp măng khổng lồ của loài tre khủng.
Từ những thân tre “khủng”, dân làng chế tác thành các công cụ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài dùng để làm nhà, loại tre khủng này còn được dùng để làm ống đựng nước, dẫn nước về làng, làm gối nằm ngủ, làm bát ăn cơm, làm mũi tên, làm mõ….
Già làng Hồ Văn Thạch với một khúc tre sau khi đã đục thông lỗ để làm bình đựng nước.
Ống tre được dùng làm bình hứng nước.
Măng của loại tre này rất ngọt và giòn. Vào mùa mưa bão, măng trở thành món ăn quý giá của dân làng Long Riêu 3.
Tre được dân làng dùng để cất giữ lương thực, chống được mối mọt rất tốt.
Một khúc tre được dân làng dùng làm gối.
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: Mới đây, tại triễn lãm các sản phẩm đặc trưng của huyện Nam Trà My, loài tre này được xã Trà Nam mang ra giới thiệu. Loài tre này được dân làng rất quý và xem đó là báu vật. Khi có việc cần dân làng mới chặt tre, măng để dùng. Đây là sản vật độc đáo của núi rừng Ngọc Linh hiếm nơi nào có được. Trong ảnh: Một kho thóc của dân làng Long Riêu 3 được làm từ loài tre khổng lồ.
Những khúc tre “khủng” khiến nhiều người dưới xuôi lên đây phải tròn xoe mắt khi lần đầu nhìn thấy.