Phát triển năng lượng gió được coi là một xu hướng lớn của thế kỷ 21. Ít người biết rằng, loại năng lượng này đã được con người sử dụng từ rất sớm. Và người Ba Tư là chủ nhân những cối xay gió đầu tiên trong lịch sử.Theo các sử gia, cối xay gió có thể đã được sử dụng ở Ba Tư từ thế kỷ thứ 5. Nhưng những sử liệu chính thức ghi nhận cối xay gió là phát minh của nhà địa lý người Ba Tư Estakhri vào thế kỉ thứ 9.Khác với hình dung phổ biến ngày nay, chiếc cối xay gió Ba Tư có trục thẳng đứng, cánh quạt xoay theo chiều ngang, được sử dụng phổ biến ở phía Đông Ba Tư, nơi có nguồn năng lượng gió dồi dào.Loại cối xay gió này có 6 đến 10 cánh quạt bằng làm bằng các thanh gỗ ghép lại, tạo thành hình chữ nhất. Quanh cánh quạt có bệ đỡ được xây bằng đất sét không nung.Những chiếc cối xay gió Ba Tư được sử dụng để nghiền hạt ngũ cốc hay dẫn nước, có thể được đặt tại xưởng chế biến chuyên biệt hay cạnh nhà kho của người dân.Từ Ba Tư, cối xay gió trở nên phổ biến ở Trung Đông, Trung Á và sau đó lan sang Trung Quốc, Ấn Độ và cả khu vực châu Âu.Tại châu Âu, cối xay gió đã biến đổi để có trục nằm ngang và các cảnh quạt bố trí như chiếc chong chóng mà chúng ta biết ngày nay.Thị trấn Nashtifan là nơi mà những chiếc cối xay gió Ba Tư vẫn được sử dụng rộng rãi. Đây là nơi luôn có những cơn gió thổi qua với cường độ rất mạnh.Khoảng 30 chiếc cối xay gió vẫn hoạt động ở thị trấn này, trong đó nhiều chiếc đã có tuổi đời nhiều thế kỷ. Những chiếc cổ nhất có từ triều đại Safavid, từ thế kỷ 16-18.Từ năm 2018, Iran đã đề cử các cối xay gió Nashtifan vào danh sách các Di sản văn hóa thế giới của UNESCO...Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Phát triển năng lượng gió được coi là một xu hướng lớn của thế kỷ 21. Ít người biết rằng, loại năng lượng này đã được con người sử dụng từ rất sớm. Và người Ba Tư là chủ nhân những cối xay gió đầu tiên trong lịch sử.
Theo các sử gia, cối xay gió có thể đã được sử dụng ở Ba Tư từ thế kỷ thứ 5. Nhưng những sử liệu chính thức ghi nhận cối xay gió là phát minh của nhà địa lý người Ba Tư Estakhri vào thế kỉ thứ 9.
Khác với hình dung phổ biến ngày nay, chiếc cối xay gió Ba Tư có trục thẳng đứng, cánh quạt xoay theo chiều ngang, được sử dụng phổ biến ở phía Đông Ba Tư, nơi có nguồn năng lượng gió dồi dào.
Loại cối xay gió này có 6 đến 10 cánh quạt bằng làm bằng các thanh gỗ ghép lại, tạo thành hình chữ nhất. Quanh cánh quạt có bệ đỡ được xây bằng đất sét không nung.
Những chiếc cối xay gió Ba Tư được sử dụng để nghiền hạt ngũ cốc hay dẫn nước, có thể được đặt tại xưởng chế biến chuyên biệt hay cạnh nhà kho của người dân.
Từ Ba Tư, cối xay gió trở nên phổ biến ở Trung Đông, Trung Á và sau đó lan sang Trung Quốc, Ấn Độ và cả khu vực châu Âu.
Tại châu Âu, cối xay gió đã biến đổi để có trục nằm ngang và các cảnh quạt bố trí như chiếc chong chóng mà chúng ta biết ngày nay.
Thị trấn Nashtifan là nơi mà những chiếc cối xay gió Ba Tư vẫn được sử dụng rộng rãi. Đây là nơi luôn có những cơn gió thổi qua với cường độ rất mạnh.
Khoảng 30 chiếc cối xay gió vẫn hoạt động ở thị trấn này, trong đó nhiều chiếc đã có tuổi đời nhiều thế kỷ. Những chiếc cổ nhất có từ triều đại Safavid, từ thế kỷ 16-18.
Từ năm 2018, Iran đã đề cử các cối xay gió Nashtifan vào danh sách các Di sản văn hóa thế giới của UNESCO...
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.