Bồ câu nicoba (Caloenas nicobarica) dài 40-41 cm, là loài chim định cư hiếm tại Nam Bộ, chỉ ghi nhận tại các khu rừng trên đảo Tre Lớn, Trẻ Nhỏ, Bảy Canh và Côn Sôn thuộc vườn quốc gia Côn Đảo. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Ảnh: eBird.Chim cu luồng (Chalcophaps indica) dài 23-27 cm, là loài chim định cư tương đối phổ biến trong cả nước. Loài bồ câu hoang dã này sống trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng ngập mặn, rừng cây gỗ ven biển, cây bụi. Ảnh: eBird.Chim cu xanh khoang cổ (Treron bicincta) dài khoảng 29 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại các vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống trong rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng trên đảo, rừng thứ sinh, đôi khi thấy ở rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.Chim cu xanh mỏ quặp (Treron curvirostra) dài 25-27 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trên cả nước, dễ quan sát ở vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Bù Gia Mập. Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng là, rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.Chim gầm ghì lưng xanh (Ducula aenea) dài 42-47 cm, là loài định cư không phổ biến đến phổ biến trong cả nước, dễ quan sát tại vườn quốc gia Cát Tiên, Chư Yang Sin. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.Chim gầm ghì trắng (Ducula bicolor) dài 38-41 cm, là loài chim định cư ven biển, ở Việt Nam chỉ được ghi nhận tại vườn quốc gia Côn Đảo, Nam Bộ. Chúng sống ở rừng trên đảo, thỉnh thoảng ghi nhận ở rừng ngập mặn, chỉ phân bố ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.Chim cu ngói (Streptopelia tranquebarica) dài 23-25 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước, nhiều nhất là tại Nam Bộ. Chúng sống trong các khu vực trống trải gần khu dân cư, cây bụi, nơi canh tác. Ảnh: eBird.Cu vằn (Geopelia striata) dài khoảng 21 cm, là loài lang thang hoặc du nhập tại Nam Trung Bộ và Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là cây bụi tại các khu vực trống trải ven biển, vườn, công viên, đất canh tác. Ảnh: eBird.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Bồ câu nicoba (Caloenas nicobarica) dài 40-41 cm, là loài chim định cư hiếm tại Nam Bộ, chỉ ghi nhận tại các khu rừng trên đảo Tre Lớn, Trẻ Nhỏ, Bảy Canh và Côn Sôn thuộc vườn quốc gia Côn Đảo. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Ảnh: eBird.
Chim cu luồng (Chalcophaps indica) dài 23-27 cm, là loài chim định cư tương đối phổ biến trong cả nước. Loài bồ câu hoang dã này sống trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng ngập mặn, rừng cây gỗ ven biển, cây bụi. Ảnh: eBird.
Chim cu xanh khoang cổ (Treron bicincta) dài khoảng 29 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại các vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống trong rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng trên đảo, rừng thứ sinh, đôi khi thấy ở rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.
Chim cu xanh mỏ quặp (Treron curvirostra) dài 25-27 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trên cả nước, dễ quan sát ở vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Bù Gia Mập. Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng là, rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.
Chim gầm ghì lưng xanh (Ducula aenea) dài 42-47 cm, là loài định cư không phổ biến đến phổ biến trong cả nước, dễ quan sát tại vườn quốc gia Cát Tiên, Chư Yang Sin. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.
Chim gầm ghì trắng (Ducula bicolor) dài 38-41 cm, là loài chim định cư ven biển, ở Việt Nam chỉ được ghi nhận tại vườn quốc gia Côn Đảo, Nam Bộ. Chúng sống ở rừng trên đảo, thỉnh thoảng ghi nhận ở rừng ngập mặn, chỉ phân bố ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.
Chim cu ngói (Streptopelia tranquebarica) dài 23-25 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước, nhiều nhất là tại Nam Bộ. Chúng sống trong các khu vực trống trải gần khu dân cư, cây bụi, nơi canh tác. Ảnh: eBird.
Cu vằn (Geopelia striata) dài khoảng 21 cm, là loài lang thang hoặc du nhập tại Nam Trung Bộ và Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là cây bụi tại các khu vực trống trải ven biển, vườn, công viên, đất canh tác. Ảnh: eBird.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.