Cũng là thú có túi nhưng loài chuột túi cây Lumholtz’ (tên khoa học là Dendrolagus Lumoltzi) lại không thực sự hiền lành như vẻ ngoài của nó. Ngoài thức ăn chủ yếu là lá cây, thỉnh thoảng chúng còn bổ sung protein cho cơ thể bằng cách ăn não của một vài con chim xấu số. Sau khi thưởng thức xong, chúng thường thả rơi tự do tất cả phần còn lại của con mồi xuống mặt đất. Loài này thường được tìm thấy ở khu vực Queensland, Australia. Chiếc mỏ cứng như thép của bạc má lớn là công cụ hữu hiệu giúp chúng đập vỏ trái cây. Thông thường, chúng ăn hạt cây và côn trùng nhưng vẫn biết tranh thủ “đổi món” bất cứ khi nào có cơ hội. Khi thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sục sạo quanh các bãi rác, thậm chí mổ vỡ cả chai thủy tinh để tìm thức ăn bên trong. Ngoài ra, chúng còn “mở tiệc” bằng cách “xử trảm” vài con dơi đang ngủ đông trước khi ăn não và một số bộ phận của con mồi. Mặc dù trông giống như một loài thực vật nhưng thực chất đây là một loài động vật thuộc phân ngành sống đốt. Chu kỳ cuộc sống của chúng khá phức tạp, và tại một thời điểm nhất định trong quá trình biến hình trong đời, chúng sẽ tự nuốt não của mình bởi lúc đó chúng không cần đến não nữa. Sán dải lợn (tên khoa học là Taenia solium) là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm nhất từng được biết đến. Không giống các loài giun ký sinh thông thường khác, ấu trùng sán dải lợn đôi khi xâm nhập vào bộ não con người, và “tiêu thụ” khối lượng khá lớn các mô thần kinh trong quá trình đó. Thực đơn chủ yếu của sóc chuột gồm cỏ, nấm, côn trùng, và đôi khi là một vài con ếch nhỏ. Chính vì vậy, nhiều người sẽ lầm tưởng đó là loài vật hết sức hiền lành, đáng yêu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều trường hợp não chuột cũng nằm trong thực đơn của chúng. Điều chưa giải thích được là sóc chuột thường bỏ phí phần thịt còn lại, mà chỉ tập trung vào bộ óc.
Cũng là thú có túi nhưng loài chuột túi cây Lumholtz’ (tên khoa học là Dendrolagus Lumoltzi) lại không thực sự hiền lành như vẻ ngoài của nó. Ngoài thức ăn chủ yếu là lá cây, thỉnh thoảng chúng còn bổ sung protein cho cơ thể bằng cách ăn não của một vài con chim xấu số.
Sau khi thưởng thức xong, chúng thường thả rơi tự do tất cả phần còn lại của con mồi xuống mặt đất. Loài này thường được tìm thấy ở khu vực Queensland, Australia.
Chiếc mỏ cứng như thép của bạc má lớn là công cụ hữu hiệu giúp chúng đập vỏ trái cây. Thông thường, chúng ăn hạt cây và côn trùng nhưng vẫn biết tranh thủ “đổi món” bất cứ khi nào có cơ hội.
Khi thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sục sạo quanh các bãi rác, thậm chí mổ vỡ cả chai thủy tinh để tìm thức ăn bên trong. Ngoài ra, chúng còn “mở tiệc” bằng cách “xử trảm” vài con dơi đang ngủ đông trước khi ăn não và một số bộ phận của con mồi.
Mặc dù trông giống như một loài thực vật nhưng thực chất đây là một loài động vật thuộc phân ngành sống đốt.
Chu kỳ cuộc sống của chúng khá phức tạp, và tại một thời điểm nhất định trong quá trình biến hình trong đời, chúng sẽ tự nuốt não của mình bởi lúc đó chúng không cần đến não nữa.
Sán dải lợn (tên khoa học là Taenia solium) là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm nhất từng được biết đến.
Không giống các loài giun ký sinh thông thường khác, ấu trùng sán dải lợn đôi khi xâm nhập vào bộ não con người, và “tiêu thụ” khối lượng khá lớn các mô thần kinh trong quá trình đó.
Thực đơn chủ yếu của sóc chuột gồm cỏ, nấm, côn trùng, và đôi khi là một vài con ếch nhỏ. Chính vì vậy, nhiều người sẽ lầm tưởng đó là loài vật hết sức hiền lành, đáng yêu.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều trường hợp não chuột cũng nằm trong thực đơn của chúng. Điều chưa giải thích được là sóc chuột thường bỏ phí phần thịt còn lại, mà chỉ tập trung vào bộ óc.