Bí mật của người phụ nữ tiếp cận với bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới

Google News

Với khao khát khám phá những điều bí ẩn về các nền văn hoá, năm 1991, một nhà thám hiểm nữ đã tìm cách tiếp cận với bộ tộc biệt lập nhất trên thế giới - người Sentinel (Ấn Độ).

Madhumala Chattopadhyay đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm với mục tiêu tiếp cận với bộ lạc biệt lập này và tìm hiểu cuộc sống của những con người cô lập nhất trên thế giới. Đây là một bộ tộc nổi tiếng nguy hiểm và hiếu chiến.
Bi mat cua nguoi phu nu tiep can voi bo toc nguy hiem nhat the gioi
 
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Madhumala đã giải thích rằng: “Trong 6 năm nghiên cứu và khám phá các bộ tộc nằm trên quần đảo Andaman này, chưa từng có bất cứ người đàn ông nào cư xử không đúng mực với tôi.
Họ có thể còn nguyên thuỷ về những thành tựu công nghệ, nhưng về mặt xã hội, họ đã vượt xa chúng ta”.
Bi mat cua nguoi phu nu tiep can voi bo toc nguy hiem nhat the gioi-Hinh-2
 
Ngoài Sentinel, trên quần đảo Andaman còn có các bộ tộc như Onge, Shompen và Jarawa. Mặc dù họ sống tương đối gần nhau, nhưng sự giao tiếp của họ với thế giới hiện đại thì lại rất khác nhau.
Jarawa được biết đến là một trong những bộ tộc văn minh nhất trong số đó, nhưng Sentinel lại được coi là bộ tộc nguy hiểm và biệt lập nhất.
Bi mat cua nguoi phu nu tiep can voi bo toc nguy hiem nhat the gioi-Hinh-3
 
Do những nỗ lực kết nối với họ thất bại, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cứ để họ sống như cách họ muốn.
Hiện nay, việc tới thăm hòn đảo này được cho là sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên của bộ tộc, bởi vì du khách có thể mang tới những vi khuẩn gây bệnh mà họ không hề miễn dịch.
Mới đây, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về cái chết của một nhà truyền giáo trẻ tên là John Chau - người đã cố gắng bước chân vào lãnh thổ của người Sentinel.
Sự kiện này lại một lần nữa chứng minh rằng người Sentinel ở đây không phải để kết bạn.
Bi mat cua nguoi phu nu tiep can voi bo toc nguy hiem nhat the gioi-Hinh-4
 
Lịch sử từng ghi nhận chuyến thám hiểm thành công tới đảo Andaman của nhà thám hiểm Pandit, nhưng ít người biết đến những thành công đáng kinh ngạc của nhà thám hiểm nữ Madhumala Chattopadhyay.
Năm 12 tuổi, Madhumala đã quyết tâm sẽ gặp được những bộ tộc nguyên thuỷ nhất. Sau khi hoàn thành cấp phổ thông với vị trí đứng đầu lớp, cô bắt đầu học ngành Nhân chủng học tại ĐH Calcutta.
Sau đó, cô giải thích với bố mẹ rằng việc học Nhân chủng học là “tấm hộ chiếu để đến với bộ tộc Onge” - một bộ tộc nằm trên quần đảo Andaman.
Bi mat cua nguoi phu nu tiep can voi bo toc nguy hiem nhat the gioi-Hinh-5
Madhumala là một trong số ít người có thể làm bạn với người Sentinel. Bí quyết của cô là những quả dừa. 
Ngay lúc con thuyền chạm đến lãnh thổ của người Sentinel, tất cả mọi người trong nhóm bắt đầu ném ra những quả dừa để cho thấy họ đến trong hòa bình. Bằng cách đó, nhóm đã không mất nhiều thời gian để tới gần bộ tộc này hơn, thậm chí họ còn bắt đầu ra nhặt dừa.
Ngay sau đó, Madhumala ném nhiều dừa hơn xuống nước, rồi cô nhanh chóng nhảy xuống nước cùng người Sentinel.
Bi mat cua nguoi phu nu tiep can voi bo toc nguy hiem nhat the gioi-Hinh-6
 
Cho tới hôm nay, đây vẫn được coi là một trong số ít những kết nối thành công với bộ tộc này. Người ta tin rằng sự hiện diện của một người phụ nữ chính là chìa khóa cho thành công.
Sau đó, Madhumala còn gặp lại người Sentinel một lần nữa và lần này thậm chí họ còn tỏ ra thân thiện hơn bằng cách leo lên thuyền để nhặt dừa.
Năm 1991, Madhumala thực hiện một chuyến thám hiểm khác và là người phụ nữ duy nhất từ thế giới bên ngoài tới thăm bộ tộc Jarawa.
Để không khiến họ cảm thấy sợ hãi, lúc đầu cô ở nguyên trên thuyền, nhưng ngay sau đó những người phụ nữ của bộ tộc đã chú ý tới cô. Họ bắt đầu hét lên “Milale chera” – tức là “bạn bè đang tới”. Họ nhảy một điệu để thể hiện niềm vui khi nhìn thấy một người phụ nữ trong đoàn.
Sau khi một người phụ nữ của bộ tộc tiếp cận Madhumala, họ bắt đầu kiểm tra tóc và da cô. Để thể hiện thiện chí và tình bạn, Madhumala đã ôm một người phụ nữ của bộ tộc và họ tỏ ra rất vui mừng vì điều đó. Lúc ấy, không ai trong đoàn biết được cô sẽ có hành động bất ngờ này.
Jarawa là một trong những bộ tộc thân thiện nhất, vì thế người phụ nữ nhanh chóng chấp nhận Madhumala, thậm chí còn cho cô bế con và giúp họ một số việc vặt.
Nhà nhân chủng học này cũng là người duy nhất được mời vào bên trong túp lều và ăn chung cùng họ. Madhumala sau đó cũng trở thành bác sĩ của bộ tộc, giúp đỡ những người bị thương.
Mặc dù Madhumala là người đã thực hiện những bước tiến triển lớn trong việc liên hệ với những bộ lạc biệt lập và độc nhất trên thế giới, nhưng ngày nay có rất ít người coi bà là một trong những nhà nhân chủng học xuất sắc.
Bà hiện đang làm việc trong một Bộ của Chính phủ Ấn Độ, chuyên xử lý các hồ sơ. Chỉ số ít người biết tới tác động thực sự của bà trong việc kết nối bộ tộc Sentinel và Jarawa với thế giới bên ngoài.
Theo Huy Khánh/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)