Cá ba sa còn được gọi là cá giáo, cá sát bụng. Đây là loài bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) và lưu vực sông Chao Phraya (Thái Lan). (Nguồn Cafef)Ngoài ra, cá ba sa phân bố rộng ở Myanma, Java, Thái Lan, Campuchia. Loài cá này là thực phẩm quan trọng ở thị trường quốc tế. Riêng người Đức năm 2013 đã tiêu thụ hết khoảng 40 ngàn tấn cá ba sa. (Nguồn Lenhu) Cá ba sa có thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, đầu ngắn hơi tròn, miệng hẹp, có hai đối râu, mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng. (Nguồn Gnseacorp) Cá ba sa sống chủ yếu ở những sông rộng nước chảy mạnh. Loài cá này ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm: cá con, giun, ốc, côn trùng, cám, rau, bèo, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn chế biến. (Nguồn Vietnamnet) Cá ba sa sinh sản tập trung vào tháng 2 - 4 và đỉnh cao là tháng 3 hằng năm. Sức sinh sản của cá dao động bình quân từ 5.000 - 10.000 trứng/kg cá cái. (Nguồn Nhahanghuongsen) Cá ba sa có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như cá ba sa kho nghệ, bao tử cá ba sa xào nghệ, canh chua cá ba sa, cá ba sa kho,... (Nguồn Biospring) Cá ba sa có giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là cá nuôi nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. (Nguồn Biospring)
Cá ba sa còn được gọi là cá giáo, cá sát bụng. Đây là loài bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) và lưu vực sông Chao Phraya (Thái Lan). (Nguồn Cafef)
Ngoài ra, cá ba sa phân bố rộng ở Myanma, Java, Thái Lan, Campuchia. Loài cá này là thực phẩm quan trọng ở thị trường quốc tế. Riêng người Đức năm 2013 đã tiêu thụ hết khoảng 40 ngàn tấn cá ba sa. (Nguồn Lenhu)
Cá ba sa có thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, đầu ngắn hơi tròn, miệng hẹp, có hai đối râu, mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng. (Nguồn Gnseacorp)
Cá ba sa sống chủ yếu ở những sông rộng nước chảy mạnh. Loài cá này ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm: cá con, giun, ốc, côn trùng, cám, rau, bèo, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn chế biến. (Nguồn Vietnamnet)
Cá ba sa sinh sản tập trung vào tháng 2 - 4 và đỉnh cao là tháng 3 hằng năm. Sức sinh sản của cá dao động bình quân từ 5.000 - 10.000 trứng/kg cá cái. (Nguồn Nhahanghuongsen)
Cá ba sa có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như cá ba sa kho nghệ, bao tử cá ba sa xào nghệ, canh chua cá ba sa, cá ba sa kho,... (Nguồn Biospring)
Cá ba sa có giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là cá nuôi nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay. (Nguồn Biospring)