Đó là câu hỏi của một thính giả của chương trình "More or Less" của BBC, một chương trình nhằm mục đích tìm ra ý nghĩa từ những con số phản ánh cuộc sống của chúng ta.
Trước tiên, chúng ta cần xem qua thuật ngữ "động vật" nghĩa là gì? Theo từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa một loài động vật là "một sinh vật sống, ăn các chất hữu cơ, thường có các cơ quan cảm giác chuyên biệt và hệ thần kinh và có thể đáp ứng nhanh chóng với các kích thích".
Vậy "động vật" sẽ bao gồm các loài động vật có vú, động vật có xương sống và động vật không xương sống, động vật đẻ trứng và đẻ con.
|
Những chú gà cho ra hàng triệu quả trứng mỗi ngày. (Ảnh: Getty Image). |
Để giúp bạn dễ hình dung hơn về quy mô của câu hỏi và câu trả lời thật sự cho nó, chúng ta hãy cùng bắt đầu với một sinh vật khét tiếng về khả năng sinh sản: thỏ.
Theo ước tính của Wildlife Britain (trang thông tin chuyên về động vật hoang dã ở Anh) thì số lượng thỏ hoang dã ở Anh hiện vào khoảng 40 triệu con. Một con thỏ bình thường sẽ cho khoảng 7 lứa đẻ trong một năm, mỗi lần như vậy nó thường sinh ra từ 3-7 con thỏ con.
Nếu như mỗi con thỏ hoang dã trong cả nước có 7 lứa đẻ và trung bình cho ra 5 chú thỏ con ở mỗi lứa đẻ thì sẽ có khoảng 1.917.808 chú thỏ con được sinh ra mỗi ngày.
Nhưng sự thật đáng buồn hay may mắn (cho chúng ta) tùy thuộc vào suy nghĩ của chúng ta! Tỷ lệ tử vong cao ở những chú thỏ con dẫn đến phần lớn thỏ con không đạt đến độ tuổi trưởng thành. Rõ ràng đây là một phép tính thô và con số thực sẽ khác đi nhiều.
Với những loài ít phổ biến hơn như chim cánh cụt Humboldt thì sao? Sinh vật này có nguồn gốc từ các vùng duyên hải của Chilê và Peru.
|
Một chú chim cánh cụt Humboldt con tại sở thú Luân Đôn. (Ảnh: ZSL). |
Chim cánh cụt Humboldt thường đẻ trứng vào ổ và ấp trứng để nở ra con, thông thường chúng sẽ đẻ mỗi lần 2 trứng và một cặp chim cánh cụt Humboldt có thể cho ra 2 ổ ấp mỗi năm.
Tuy không phải tất cả những quả trứng chúng đẻ ra đều được ấp nhưng nếu chúng ta nhìn vào những con số chúng ta có được từ việc nghiên cứu những chú chim cánh cụt này trong điều kiện nuôi nhốt và cho rằng tỷ lệ tương tự trong quần thể hoang dã, thì ước tính có khoảng 14.400 chú chim cánh cụt Humboldt nở mỗi năm. Như vậy trung bình có khoảng 40 chú chim cánh cụt Humboldt được sinh ra trên toàn thế giới mỗi ngày.
Con số là khá ít bởi chim cánh cụt Humboldt là một loài đang bị đe dọa, được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phân loại, đây là cơ quan toàn cầu được công nhận đưa ra về những vấn đề liên quan đến bảo vệ thiên nhiên và những giống loài "dễ bị tổn thương".
|
(Ảnh: BBC) |
Khi bạn so sánh nó với một loài đang không bị đe dọa - hãy nói về một con gà - những con số sẽ rất khác nhau.
Bằng cách ngoại suy nguồn dữ liệu được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) thu thập, chúng ta có thể ước tính có hơn 62 triệu con gà được sinh ra trên toàn thế giới mỗi ngày.
Số gà thật sự rất nhiều. Và bây giờ chúng ta qua những con ong.
Người ta ước tính rằng trong những tháng có thời tiết ấm hơn trong năm, trung bình những con ong mật sẽ đẻ khoảng 1.500 trứng mỗi ngày. Vào tháng 1/2018, số lượng ong mà National Bee Unit (NBU - tổ chức triển khai các chương trình về sức khỏe loài ong ở Anh và xứ Wales) đã đo được tổng số khoảng 247.461 tổ ong ở Anh.
Vì vậy vào mùa hè, xét về mặt lý thuyết và trong điều kiện thuận lợi và may mắn, sẽ có đến 371.191.500 con giống ong mật được sinh ra mỗi ngày.
Có vẻ như những con số này không chính xác phải không? Theo bà Monika Bohm - giáo sư, nhà khoa học thuộc Viện động vật học ở Luân Đôn (Vương Quốc Anh) - cho rằng việc thống kê toàn bộ số lượng của một loài trên phạm vi toàn thế giới là một nhiệm vụ bất khả thi bởi vì chúng ta không biết đầy đủ về các thói quen sinh sản của các loài.
Tuy nhiên, Giáo sư Axel Rossberg đến từ Đại học Queen Mary (Vương Quốc Anh), tin rằng ông có thể có câu trả lời.
Ông nói rằng các loài có trọng lượng chỉ bằng một phần nghìn so với loài khác thường có số lượng phong phú hơn gấp ngàn lần. Điều đó có nghĩa là có nhiều con ong hơn voi, mối nhiều hơn nhím và kiến nhiều hơn so với thú ăn kiến.
Một trong những loài động vật phong phú nhất trên hành tinh này là loài giun tròn. Có khoảng ba triệu con giun tròn trên một mét vuông đất trên trái đất. Một trong những loài giun tròn đã được nghiên cứu rộng rãi có tên gọi Caenorhabditis Elegans hay "C Elegans" - loài giun tròn này sống tự do, trong suốt, chiều dài khoảng 1mm sống trong môi trường đất ôn đới. Chúng đẻ khoảng năm quả trứng mỗi giờ.
Bằng cách nhìn vào các tỷ lệ đã được thiết lập cho phép các quần thể vẫn nằm trong tình trạng ổn định, Giáo sư Rossberg ước tính rằng chỉ 1 trong số 100 trứng nở ra, sẽ cho chúng ta tổng cộng 6 x 10 lũy thừa 20 cá thể "C elegans" sinh ra mỗi ngày. Một con số cực kỳ kinh khủng.
Bài toán ở đây là: 3 triệu con giun tròn trên một mét vuông đất và 1 con giun tròn sẽ sinh ra 5 quả trứng mỗi giờ, mỗi ngày có 24 giờ và tỷ lệ trứng nở là 1%. Khi nhân với số mét vuông đất trên toàn bộ trái đất - tức là khoảng 150.000.000.000 mét vuông – sẽ cho ra khoảng 6 x 10 lũy thừa 20 cá thể giun tròn sinh ra mỗi ngày trên toàn bộ đất liền (như đã nói ở trên). Trong khi phần còn lại của quần thể giun tròn sống trong nước – sông ngòi và đại dương hiện đang chiếm một diện tích vô cùng lớn, nếu chúng ta tính toán thì con số này sẽ lớn hơn rất nhiều so với con số đã tính trước đó.
Và đó mới chỉ là một loài động vật, bởi chúng ta đang có rất nhiều: 40 chú chim cánh cụt Humboldt, 62 triệu con gà, hơn 1.9 triệu chú thỏ hoang và thậm chí có đến 371.191.500 cá thể ong mật nữa. Hiện có khoảng 7.7 triệu loài động vật đã được biết đến trên hành tinh của chúng ta và theo Cục Hải dương học và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính có tới 95% diện tích trên các đại dương và 99% diện tích đáy đại dương hiện chưa được khám phá.
Vì vậy cho đến khi chúng ta nghiên cứu được tất cả các loài trên Trái đất thì hiện tại câu hỏi này sẽ vẫn chưa tìm được lối ra.