Do tính chất công việc nên nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Anh, Gary Roberts thường xuyên qua lại Tanzania và Kenya, tiếp xúc với các chuyên gia, nhân viên của những khu bảo tồn động vật hoang dã và đã chụp được những hình ảnh hết sức ám ảnh về tương lai của những loài động vật này.Trong những bức ảnh của Gary, số phận những động vật hoang dã ở châu Phi cực kỳ mỏng manh, chúng có một tương lai ảm đạm khi số lượng loài suy giảm nghiêm trọng do nạn phá rừng, săn trộm thu hẹp môi trường sống.Trong cuốn sách ảnh sắp tới có tên "Voices", nhiếp ảnh gia Gary sẽ phản ánh sự lo lắng, sợ hãi và thực trạng của những động vật hoang dã châu Phi đồng thời truyền tải thông điệp hy vọng và mong muốn của những chuyên gia, những nhân viên đấu tranh để bảo vệ sự sống còn của động vật hoang dã.Gary cũng hi vọng những hình ảnh chụp động vật hoang dã của mình sẽ làm thức tỉnh mọi người, làm nổi bật tình trạng bi thảm của những động vật hoang dã châu Phi đang khẩn thiết cầu cứu. Trong ảnh là một con trâu rừng bị phường săn trộm thả độc, mục đích là để những con kền kền ăn xác thối không tụ tập, tránh bị nhân viên bảo vệ phát hiện.Nhiếp ảnh gia Gary cũng cho biết, số lượng sư tử trên toàn thế giới đã giảm từ 450.000 con năm 1940 xuống còn 20.000 con hiện nay. Theo ước tính khoảng 10 đến 15 năm nữa sư tử sẽ bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.Hơn 33.000 con voi bị săn trộm lấy ngà voi mỗi năm, tính trung bình cứ 20 phút lại có một con voi bị săn trộm để lấy ngà.Sừng tê giác đen cực kỳ quý hiếm, có giá trị tương đương với vàng và cả cocain nên đội ngũ bảo vệ phải làm việc rất vất vả, bất kể ngày đêm để bảo vệ chúng.Than đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng ở Đông Phi nên nạn phá rừng lấy củi than còn phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của động vật hoang dã châu Phi.Hình ảnh một con sư tử trẻ đang khóa chặt con linh dương bằng mắt có thể sẽ không bao giờ xuất hiện nữa nếu những tay săn trộm vẫn hoành hành liên tục như thế này.Báo gấm với bộ lông quý hiếm của mình cũng là đối tượng bị phường săn trộm săn lùng gắt gao, số lượng sụt giảm nghiêm trọng.Hươu cao cổ là loài động vật có tính xã hội cao, tính tình ôn hòa và cũng đang bị đe dọa số lượng loài trong tự nhiên.Bộ lông đặc biệt của ngựa vằn cũng nằm trong số mục tiêu của những tên săn trộm.Đội bảo vệ, tuần tra của công viên quốc gia Tsavo và những chiếc bẫy bất hợp pháp họ thu được.
Do tính chất công việc nên nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Anh, Gary Roberts thường xuyên qua lại Tanzania và Kenya, tiếp xúc với các chuyên gia, nhân viên của những khu bảo tồn động vật hoang dã và đã chụp được những hình ảnh hết sức ám ảnh về tương lai của những loài động vật này.
Trong những bức ảnh của Gary, số phận những động vật hoang dã ở châu Phi cực kỳ mỏng manh, chúng có một tương lai ảm đạm khi số lượng loài suy giảm nghiêm trọng do nạn phá rừng, săn trộm thu hẹp môi trường sống.
Trong cuốn sách ảnh sắp tới có tên "Voices", nhiếp ảnh gia Gary sẽ phản ánh sự lo lắng, sợ hãi và thực trạng của những động vật hoang dã châu Phi đồng thời truyền tải thông điệp hy vọng và mong muốn của những chuyên gia, những nhân viên đấu tranh để bảo vệ sự sống còn của động vật hoang dã.
Gary cũng hi vọng những hình ảnh chụp động vật hoang dã của mình sẽ làm thức tỉnh mọi người, làm nổi bật tình trạng bi thảm của những động vật hoang dã châu Phi đang khẩn thiết cầu cứu. Trong ảnh là một con trâu rừng bị phường săn trộm thả độc, mục đích là để những con kền kền ăn xác thối không tụ tập, tránh bị nhân viên bảo vệ phát hiện.
Nhiếp ảnh gia Gary cũng cho biết, số lượng sư tử trên toàn thế giới đã giảm từ 450.000 con năm 1940 xuống còn 20.000 con hiện nay. Theo ước tính khoảng 10 đến 15 năm nữa sư tử sẽ bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Hơn 33.000 con voi bị săn trộm lấy ngà voi mỗi năm, tính trung bình cứ 20 phút lại có một con voi bị săn trộm để lấy ngà.
Sừng tê giác đen cực kỳ quý hiếm, có giá trị tương đương với vàng và cả cocain nên đội ngũ bảo vệ phải làm việc rất vất vả, bất kể ngày đêm để bảo vệ chúng.
Than đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng ở Đông Phi nên nạn phá rừng lấy củi than còn phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của động vật hoang dã châu Phi.
Hình ảnh một con sư tử trẻ đang khóa chặt con linh dương bằng mắt có thể sẽ không bao giờ xuất hiện nữa nếu những tay săn trộm vẫn hoành hành liên tục như thế này.
Báo gấm với bộ lông quý hiếm của mình cũng là đối tượng bị phường săn trộm săn lùng gắt gao, số lượng sụt giảm nghiêm trọng.
Hươu cao cổ là loài động vật có tính xã hội cao, tính tình ôn hòa và cũng đang bị đe dọa số lượng loài trong tự nhiên.
Bộ lông đặc biệt của ngựa vằn cũng nằm trong số mục tiêu của những tên săn trộm.
Đội bảo vệ, tuần tra của công viên quốc gia Tsavo và những chiếc bẫy bất hợp pháp họ thu được.