Vũ trụ hình thành thế nào, con người có nhất định diệt vong?

Google News

Khám phá về vũ trụ luôn là giấc mơ cháy bỏng của nhân loại. Dù khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn, đến nay, nhiều bí mật vẫn chưa thể có câu trả lời.

Đến nay, vũ trụ vẫn giấu kín trong mình vô số bí mật, thách thức nền khoa học nhân loại, như nguồn gốc, tương lai của vũ trụ hay nguồn gốc của hố đen (black hole).
Vũ trụ sinh ra từ đâu?
Theo các nhà khoa học, vũ trụ sinh ra từ một vụ nổ lớn (big bang) và vẫn đang không ngừng nở ra, mở rộng thêm. Có sinh ắt có tử, liệu vũ trụ có ngày diệt vong? Cho đến nay, số phận của vũ trụ vẫn là câu đố chưa lời giải.
Con người chưa thể đưa ra sự phỏng đoán chính xác về định luật vạn vật hấp dẫn và sự mở rộng của vũ trụ. Kết quả quan trắc từ các nhà thiên văn học còn tồn tại rất nhiều điểm chưa xác định.
Theo các nhà khoa học, những điểm chưa xác định đó liên quan đến lý thuyết về sự giãn nở. Theo lý thuyết này, vũ trụ bắt đầu từ không gian rỗng như một quả bong bóng. Trong không gian rỗng đó, tốc độ giãn nở lúc đầu của vũ trụ còn lớn hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều.
Vu tru hinh thanh the nao, con nguoi co nhat dinh diet vong?
 Vũ trụ vẫn là bí ẩn lớn với loài người. Ảnh: Khoahoc.tv.
Sau khi kết thúc quá trình giãn nở, nguồn năng lượng cuối cùng làm nở vũ trụ vẫn chưa cạn kiệt. Nó có thể vẫn đang tồn tại trong vũ trụ, ẩn mình trong không gian và tiếp tục âm thầm mở rộng vũ trụ thêm nữa.
Để chứng thực cho lập luận này, các nhà khoa học đã nhiều lần tiến hành quan trắc các hành tinh đang cháy sáng trong hệ ngân hà. Qua những lần quan trắc này, họ nhận thấy nguồn năng lượng gây giãn nơ vũ trụ có khả năng vẫn đang tồn tại, âm thầm phát huy tác dụng. Điều đó có nghĩa vũ trụ tiếp tục được mở rộng.
Con người có nhất định bị diệt vong?
Những nhân tố quyết định tương lai của vũ trụ, sự mở rộng của nó và còn cả những năng lượng làm tăng áp lực sản sinh các vòng xoáy, làm giãn nở vũ trụ đang lẩn quất trong không gian. Nhưng điều con người quan tâm nhất có lẽ là số phận của chính họ.
Con người sẽ đóng vai trò như thế nào trong vũ trụ? Liệu con người có nhất định bị diệt vong? Nhân loại đang ngày càng phát triển, chúng ta có thể làm thay đổi Trái Đất, chúng ta đã có thể làm chủ môi trường sống của mình. Đó là những câu trả lời chưa có lời giải và cũng chưa biết đến khi nào con người mới giải được.
Những cuộc tìm kiếm lời giải cho các nghi vấn về vũ trụ có lẽ sẽ vĩnh viễn không có điểm kết thúc, có chăng đó sẽ là ngày tận thế của loài người.
Tất nhiên, không ai có thể khẳng định được điều gì, cũng có thể ở một tương lai xa nào đó, con người sẽ đứng vào vị thế bất khả chiến bại trong vũ trụ nhờ vào trình độ phát triển cao siêu của mình.
Ai dám chắc là không! Tốt nhất hãy để nhân loại và những sinh vật ngoài Trái Đất cùng chờ xem, như Einstein từng viết trong bức thư gửi một cậu bé đang lo lắng cho vận mệnh của thế giới: "Nói về tương lai của thế giới này ý kiến của bác là: Hãy cùng chờ xem!".
Sự bí ẩn của hố đen
Trong lòng vũ trụ có một khu vực rất đặc biệt, bất kể là vật thể gì, kích thước lớn tới đâu, chỉ cần tiến vào khu vực này đều bị hút tụt vào bên trong, người ta gọi đó là hố đen (black hole).
Hố đen đến nay vẫn là bí ẩn lớn. Tuy nhiên, ngay từ cuối thế kỷ 19, có những hiểu biết nhất định về hố đen.
Năm 1898, một nhà toán học nổi tiếng người Pháp - ngài Laplace - đã chỉ ra: Nếu tỷ trọng hoặc khối lượng của một vật thể đạt đến mức nào đó, chúng ta sẽ không nhìn thấy nó nữa, vì ánh sáng sẽ không thể thoát ra khỏi mặt của nó. Hay nói cách khác, ánh sáng đi đến đó sẽ không thể phản xạ để quay trở lại mắt ta.
Vu tru hinh thanh the nao, con nguoi co nhat dinh diet vong?-Hinh-2
 Hố đen có khả năng hút bất cứ vật nào lại gần nó. Ảnh: Tiền Phong.
Tuy nhiên, phải sau khi Einstein công bố thuyết tương đối, hố đen mới thực sự thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.
Họ dựa vào học thuyết này bắt đầu tiến hành nghiên cứu về nguyên nhân hình thành, điều kiện tồn tại... của hố đen. Nhưng mãi đến năm 1965, khi các nhà khoa học quan trắc được một chùm tia X phát ra từ chòm sao Thiên Nga (Cygnus), loài người mới chính thức mở được cánh cổng để bước vào khám phá hố đen vũ trụ.
Thiên thể này được các nhà thiên vàn học lúc đó gọi là "sao Thiên Nga X-1" (Cygnus X-1). Theo các nhà nghiên cứu, X-1 lớn gấp 20 lần Mặt Trời, ở cách Trái Đất 8.000 năm ánh sáng.
Các nghiên cứu còn cho thấy quỹ đạo của X-1 có sự thay đổi, nguyên nhân là do gần đó có một hố đen. Hố đen này lớn gấp 5-10 lần Mặt Trời, chu kỳ quay quanh X-l của nó là 5 ngày. Đây là hố đen đầu tiên con người xác định được. Rút cuộc hố đen, hòn đảo bí ẩn của vũ trụ, đang giấu kín trong mình bao nhiêu điều huyền bí?
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân hình thành hố đen. Có người cho rằng một hành tinh ở giai đoạn cuối khi nhiên liệu cháy đã gần cạn kiệt, sẽ tự co mạnh lại dưới lực hấp dẫn của chính bản thân. Nếu khối lượng của hành tinh đã co lại lớn gấp 3 lần khối lượng của Mặt Trời, sản phẩm của sự co lại đó sẽ là một hố đen.
Cũng có người cho rằng hố đen là một bộ phận của hành tinh nở ra trong quá trình siêu tân tinh đó bùng cháy biến thành. Lại có người cho rằng khi xảy ra vụ nổ big bang hình thành nên vũ trụ, nguồn năng lượng gây giãn nở vũ trụ đã nén mạnh một khối lượng vật chất nhất định, sinh ra hố đen nguyên sinh.
Nói tóm lại đến nay, con người vẫn chưa vén được bức màn bí mật về hố đen. Nhưng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nỗ lực tìm tòi của mình, con người nhất định sẽ giải được những câu đố về nó.
Theo Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)